Yên Nhật Tăng: Đáng Mừng hay Đáng Lo? 

2024-08-08 | Tin Mới Nhất ,USD/JPY ,Yên Nhật

HQ - Yên Rise KV

Đồng Yên Nhật (JYP) đang thực sự khiến cả thế giới chao đảo. Sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng, JYP đã thúc đẩy một đà bán tháo lớn trên thị trường toàn cầu. Bằng cách nào mà chỉ với một báo cáo từ Mỹ, một quyết định lãi suất từ BoJ lại có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thế? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay. Nơi chúng ta đi sâu tìm hiểu về động thái “bất ngờ’ của thị trường và đặt ra những mối quan ngại sâu sắc cho tình hình kinh tế thế giới.  

Đầu tiên, hãy cùng điểm qua diễn biến của đồng Yên và chỉ số Nikkei trong thời điểm này. 

Yên Nhật Leo Đỉnh, Nikkei 225 Tạo Đáy 

HQ - Yên Rise SV1

Trong ngay phiên giao dịch đầu tuần, ngày 05/08, chỉ số USD/JPY chạm mức thấp nhất sau 7 tháng tại 141,6. Đây là mức giảm sâu nhất, nhanh nhất của chỉ số này trong vòng một năm qua. Chỉ trong vòng 4 phiên giao dịch liên tục, Yên Nhật đã tăng đến 8% giá trị, khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi bất ngờ. 

Nhìn qua Nikkei 225, diễn biến giá bị phá vỡ một cách nặng nề trong cùng phiên đầu tuần. Sau khi đóng cửa ở mức 35.909 vào phiên trước đó, chỉ số chung cho thị trường chứng khoán Nhật Bản mở cửa ở mức chỉ 35.249 và đóng cửa thảm hại ở mức 31.458 với khối lượng lên đến 2.8 nghìn tỷ thanh khoản. Đáng chú ý, lần cuối cùng chỉ số này có khối lượng trong ngày đạt mức trên 2.8 nghìn tỷ đã là từ năm 2016, sau khi BoJ áp dụng mức lãi suất âm lần đầu tiên (-0.1%). Vậy trong đợt sụp đổ này của Nikkei, đâu là nguyên nhân? 

Động Lực Đằng Sau Đà Tăng Của Đồng Yên 

Đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân thị trường chứng khoán Nhật Bản trở nên “đỏ thẳm”, có thể thấy nguyên nhân chính đến từ việc đồng Yên tăng giá mạnh mẽ. 

“Tại sao có thể như thế?” Đó là câu hỏi của đại đa số nhà giao dịch và nhà đầu tư trên toàn cầu.  

Phải hiểu rằng, việc đồng Yên tăng giá chỉ là kết quả tất yếu của việc BoJ tăng lãi suất lần thứ hai kể từ tháng 03, với mức lãi suất hiện tại là 0,25%. Lãi suất tăng đồng nghĩa với việc chính sách tiền tệ đang được nới lỏng, và chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực cứu lấy giá trị của đồng Yên.  

Tuy nhiên, chính việc tăng lãi suất của BoJ và sức mạnh của đồng Yên đã làm lung lay cả ba trụ cột chính mà các nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào trong nhiều năm qua: Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ; Cuộc cách mạng AI của các ông lớn công nghệ; và chính sách lãi suất thấp của Nhật Bản. 

Hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố trên. 

Niềm Tin Bị Thách Thức 

Báo cáo việc làm tháng 07 của Mỹ mới đây đã cho thấy, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 114.000 việc làm trong tháng 7, thấp hơn mức dự đoán 175.000 việc làm của các nhà kinh tế LSEG. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1%.  

Không những thế, kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn như Amazon, Intel cũng không đạt kỳ vọng.  Các con số cho thấy, dù đã đổ hàng tỷ đô la vào trí tuệ nhân tạo (AI), các công ty này vẫn chưa thu được khoản lợi nhuận tương xứng. Kết quả là cổ phiếu của họ lao dốc không phanh. 

Trong khi đó, thị trường trái phiếu cũng liên tục phát đi các tín hiệu báo động. Kết hợp với việc Fed duy trì lãi suất ở mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ, mọi chuyện đã trở nên khó kiểm soát. 

Tuy nhiên, còn một yếu tố thú vị, là chất xúc tác chính, thể hiện mối tương quan giữa đồng Yên và các tài sản trên thị trường Mỹ. Đó chính là thị trường  Carry-trade. 

Cách Carry-trade Kích Hoạt Một Đợt Bán Tháo 

Dưới đây là mô hình đơn giản của thị trường Carry-trade. 

HQ - Yên Rise SV2

Đây là một chiến lược giao dịch đặc biệt, nơi nhà đầu tư sẽ vay tiền ở những nơi có lãi suất thấp để mua lại các tài sản hoặc hoặc đầu tư vào các đồng tiền có lãi suất cao hơn. Trong những năm gần đây, đồng Yên Nhật được ưa chuộng vì chính sách lãi suất cực thấp của BoJ.  

Việc nhà đầu tư, cả cá nhân và tổ chức, tích cực sử dụng đồng Yên Nhật để mua cổ phiếu từ các ông lớn thuộc nhóm Magnificent của thị trường Mỹ, đã khiến một lượng lớn tài sản của quốc gia này chịu sự ảnh hưởng tương quan đối với đồng Yên. 

Nhưng lớn tới mức nào? 

Không có số liệu chính xác về tổng thanh khoản của thị trường carry-trade. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo vị thế chung của các hợp đồng tương lai của đồng Yên. Theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), vào đầu tháng 7, các quỹ phòng hộ và nhà đầu tư đầu cơ đang nắm giữ hơn 180,000 hợp đồng đặt cược vào đà giảm của đồng Yên, trị giá hơn 14 tỷ USD.  

HQ - Yên Rise SV2

Con số này thậm chí chỉ là một phần của “tảng băng chìm” mà thôi. Vì không chỉ mỗi các nhà đầu tư cá nhân, các ngân hàng, tổ chức tài chính trong nhiều năm qua cũng đã đẩy mạnh huy động vốn từ Yên Nhật. Theo dữ liệu của BIS, tính đến tháng 03, các ngân hàng tại Nhật Bản đã cho vay 1,000 tỷ USD bằng đồng Yên, tăng 21% so với năm 2021.  

Tác động ra sao?

Với quy mô lớn như thế, dễ nhận ra khi lãi suất đồng Yên tăng, nhiều nhà đầu tư sẽ gặp tình trạng margin call. Sau đó, họ sẽ tiếp tục vay đồng Yên để bù vào đó, khiến đồng Yên tăng giá. Từ đó, tạo ra một vòng lặp, luẩn quẩn không ngừng. Các loại tài sản được mua bằng đồng Yên cũng sẽ chịu chung số phận bù lỗ, và một đợt bán tháo trên thị trường Mỹ cũng theo đó đã diễn ra. 

Mối Lo Suy Thoái Kinh Tế Tăng Cao 

“Mối lo về suy thoái kinh tế xảy ra ở Mỹ đồng nghĩa rằng thị trường không còn trông chờ Fed có thể điều chỉnh chính sách một cách trật tự về mức lãi suất trung tính, chẳng hạn mức 3,25%. Giờ đây, mối lo suy thoái dẫn tới ý tưởng về kích cầu bằng chính sách tiền tệ ở Mỹ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các đồng tiền có lợi suất thấp đang tăng giá mạnh trở lại, vì thế giới sẽ tiến tới đồng quy lãi suất ở mức thấp”, trưởng lược gia trưởng về lãi suất Chris Turner của ngân hàng ING phát biểu với hãng tin Reuters. 

Bức Tranh Kinh Tế Phức Tạp 

Tới đây, chúng ta đã hiểu được rằng, mô hình thúc đẩy bán tháo trên thị trường là sự tổng hợp của chuỗi các tác nhân có thể đoán trước được. 

Bắt đầu từ đầu tháng, cổ phiếu công nghệ chạm đỉnh, dấu hiệu BoJ sắp tăng lãi suất, nhà đầu tư  tháo chạy khỏi thị trường carry-trade và tạo cơn sóng bán tháo đầu tiên.  

Tiếp đó, báo cáo tài chính của các ông lớn công nghệ Mỹ khiến nhà đầu tư hoài nghi về tiềm năng tăng trưởng mới của AI. Cùng lúc, Fed duy trì lãi suất cao, BoJ tăng lãi suất, và đỉnh điểm là báo cáo việc làm yếu kém của Mỹ.  

Tất cả đã lần lượt “thổi bay” 6,400 tỷ USD khỏi thị trường toàn cầu. 

Sẵn Sàng Đón Nhận Biến Động 

Thật vậy, chỉ với một quyết định lãi suất (dù chậm trễ hay bất ngờ), hay một báo cáo thu nhập kém hơn kỳ vọng, thị trường sẽ phản ứng mạnh mẽ. Đó là dấu hiệu cho thấy rằng, nhà đầu tư  cần hiểu rõ các mối liên hệ giữa đa dạng các ngành nghề, nền kinh tế và các hình thức đầu tư. Tài sản sở hữu ở Mỹ không chỉ bị ảnh hưởng bởi lãi suất Fed và kinh tế Mỹ, nền kinh tế toàn cầu cũng vì thế là một ma trận của những mối liên hệ vĩ mô. 

Do đó, hãy liên tục cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường toàn cầu qua các bài viết phân tích thị trường của Doo Prime. Song song, đa dạng hóa danh mục với các sản phẩm tài chính có kết cấu khác nhau. Đây chính là kim chỉ nam cho bạn, nhà đầu tư, trong giai đoạn bất ổn này của thị trường. 


Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.

Kiến ThứcIconBrandElement

article-thumbnail

2024-08-16 | Kiến Thức

VIX Tăng Vọt: Nỗi Lo Suy Thoái Mới? 

VIX tăng vọt lên mức cao nhất kể từ sau đại dịch Covid, khiến S&P 500 giảm ngay 10% và nỗi sợ suy thoái quay trở lại. Nguyên nhân là gì?

article-thumbnail

2024-08-08 | Kiến Thức

Yên Nhật Tăng: Đáng Mừng hay Đáng Lo? 

Đồng Yên Nhật (JYP) đang thực sự khiến cả thế giới chao đảo. Sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng. Nikkei 225 Tạo Đáy 

article-thumbnail

2024-08-02 | Kiến Thức

Harris Vs Trump: Các Tác Động Thị Trường 

Từ Biden với Trump đến Harris với Trump, tất cả đang tạo nên những tác động bất ổn đến thị trường. Các tác động của những sự kiện này là gì?