Toàn Cảnh Ngành Ngân Hàng Hiện Tại: Đánh Giá Về Những Rủi Ro Nếu Khủng Hoảng Tài Chính “Đổ Bộ” 

2023-03-30 | Credit Suisse ,Khủng Hoảng Tài Chính ,Kim Loại Quý ,Ngân Hàng ,SVB ,Thông Tin Thị Trường ,Tin Nổi Bật

Vào ngày 10 tháng 3 năm 2023, Silicon Valley (SVB) – ngân hàng từng góp mặt trong top 16 ngân hàng lớn nhất quốc gia, bất ngờ tuyên bố phá sản sau khi đương đầu với “bão” rút tiền từ người gửi. Chỉ vài ngày sau đó, Credit Suisse – ngân hàng đầu tư hàng đầu với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cũng đã hoãn công bố báo cáo thu nhập hàng năm trong năm 2022. Chính điều này đã gây ra không ít hoang mang liên quan đến dữ liệu tài chính của ngân hàng này và khiến giá cổ phiếu của Credit Suisse giảm mạnh. Kết quả là, dưới sự môi giới của chính phủ Thuỵ Sĩ, UBS đã tiến hành mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ franc Thụy Sĩ. 

Có thể nói, trong thời gian gần đây, ngành ngân hàng đã chứng kiến nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, khi các ngân hàng lớn liên tục đối mặt với khủng hoảng thanh khoản, dẫn đến sự suy giảm về giá cổ phiếu. Điều này cũng gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trên phạm vi toàn thế giới vào 15 năm trước. Liệu vụ việc của SVB và Credit Suisse vừa rồi có “châm ngòi” cho một đợt khủng hoảng tài chính mới như Bear Stearns và Lehman trong năm 2008? 

Trong bài viết này, hãy xem xét tình hình để xác định xem liệu một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xuất hiện trong thời gian tới hay không. 

Hành Trình Từ Khủng Hoảng Dẫn Đến Phục Hồi: Lịch Sử Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Năm 2008 

Khi khủng hoảng bắt đầu nổ ra, nhiều người đã không nhận ra rằng một sự kiện tưởng chừng như không đáng kể lại có khả năng gây ra làn sóng với hậu quả nghiêm trọng đến thế.  

Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự kiện đầu tiên châm ngòi là sự “ngắc ngư” của Bear Stearns – ngân hàng đầu tư lớn thứ năm quốc gia vào năm 2007. Không lâu sau đó, cơn “ác mộng” đã bắt đầu xảy ra sau khi ngân hàng này báo cáo thu nhập hàng quý với mức giảm 10% vào ngày 14 tháng 6 năm 2007 – diễn ra bởi sự tác động của thị trường thế chấp yếu. 

Ít lâu sau, tức ngày 1 tháng 8 năm 2007, Bear Stearns chính thức thông báo về sự sụp đổ của hai quỹ đầu tư vào các khoản nợ dưới chuẩn vốn đã được chứng khoán hóa. Sự kiện trên đã khiến các nhà đầu tư “bay màu” hơn 1.5 tỷ USD. 

Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó, thị trường vốn dường như không hề hấn gì và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke thậm chí còn tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn sẽ không gây tổn thất gì nghiêm trọng đến nền kinh tế. Từ đây, có thể thấy rằng, thị trường đang coi những rắc rối mà Bear Stearns đang đối mặt chỉ là một cuộc khủng hoảng cục bộ. 

Mặc dù loạt sự kiện kể trên không gây ra quá nhiều thiệt hại vào thời điểm đó, nhưng chúng đánh dấu cho sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng cục bộ, sau đó nhanh chóng lan ra thành một cuộc khủng hoảng trên diện rộng. 

Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn phát sinh từ việc cho phép những người có thu nhập thấp, hoặc không đáp ứng được xếp hạng tín dụng ở mức tiêu chuẩn, mua bất động sản thông qua các khoản nợ dưới chuẩn. Sau đó, các ngân hàng tiến hành quy các khoản vay này thành các sản phẩm tài chính gọi là “chứng khoán thế chấp bất động sản” hoặc chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) rồi bán chúng cho các ngân hàng đầu tư hoặc các nhà đầu tư khác. Theo lẽ dĩ nhiên, các cơ quan sẽ xếp hạng đánh giá các sản phẩm MBS này là an toàn và ổn định, bởi vì họ cho rằng thị trường bất động sản Hoa Kỳ sẽ tiếp tục dâng cao. 

Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2007, S&P và Moody’s đã hạ mức xếp hạng của các sản phẩm MBS liên quan đến thế chấp dưới chuẩn, dẫn đến làn sóng hoảng loạn và trượt giá. 

Ngay lúc này, cộng đồng đầu tư mới bắt đầu nhận ra rằng sự an toàn của các sản phẩm dưới chuẩn đã được đánh giá quá cao, và các vấn đề liên quan đến nợ dưới chuẩn của Bear Stearns có thể lan rộng hơn mức mà người ta nghĩ trước đó là một cuộc khủng hoảng cục bộ. 

Chính vì điều này mà nhiều quỹ đã bắt đầu công cuộc “tìm đường thoát thân” ở bên ngoài, trực tiếp khiến các ngân hàng đầu tư đóng băng các quỹ dưới chuẩn có liên quan, cũng như nghiêm cấm các nhà đầu tư xử lý những giao dịch mua lại. Tuy nhiên, điều này càng làm tăng tốc độ mua lại và ngay trong những tháng tiếp theo, càng có nhiều ngân hàng đầu tư đối mặt với tình trạng phá sản. 

Vào tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn đã dẫn đến việc Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Hoa Kỳ, nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Cho đến tận thời điểm này thì cộng đồng đầu tư mới “nháo nhào” nhận ra mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. 

Trên thực tế, bởi những người chơi chính trên thị trường tài chính được liên kết với nhau thông qua MBS, hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS) cùng nhiều công cụ phái sinh tài chính khác, nên không ai có thể đảm bảo rằng mình sẽ không chịu ảnh hưởng bởi sự phá sản của bất kỳ tổ chức nào. Chính vì thế, tương tự như phản ứng dây chuyền, các công ty bảo hiểm AIG, Merrill Lynch, Freddie Mac và Fannie Mae đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng phá sản vào không lâu sau đó. 

Nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chúng ta có thể xác định một số đặc điểm chính góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng: 

  • Tại thời điểm đó, thị trường bất động sản Hoa Kỳ đang bùng nổ và người ta giữ niềm tin mãnh liệt rằng giá nhà sẽ tiếp tục tăng cao. Điều này dẫn đến cảm giác sung túc “giả” và hoạt động kinh tế đang bị đẩy lên quá đà. 
  • Việc Cục Dự trữ Liên bang giữ mức lãi suất thấp trong một thời gian dài đã khuyến khích việc vay mượn và đầu cơ trên thị trường nhà ở. Bởi tâm lý chủ quan trên mà ngay sau khi cơ quan này vừa tăng lãi suất, cả một hệ thống đã phải hứng chịu cú sốc nặng nề và mở ra một thời kì khủng hoảng tồi tệ. 
  • Các khoản nợ dưới chuẩn được liên kết với nhau thông qua nhiều công cụ phái sinh của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Chính điều này đã tạo ra hiệu ứng gợn sóng liên quan đến các rủi ro tài chính. Cuối cùng, thị trường thế chấp dưới chuẩn lại trở thành một lỗ hổng tài chính khổng lồ, với nhiều rủi ro tài chính đáng kể. 

Trong các phần tiếp theo, chúng ta hãy cùng phân tích mối liên hệ nào giữa các đặc điểm trên đặt trong bối cảnh hiện tại. 

Ngành Tài Chính Trên Bờ Vực Thẳm: Ngân Hàng Silicon Valley và Credit Suisse Đang Cho Thấy Nhiều Dấu Hiệu Bất Ổn 

Sau khi phân tích sơ bộ về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giờ đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về bối cảnh của cuộc khủng hoảng, từ đó dễ dàng so sánh mối tương quan với các sự kiện kinh tế diễn ra gần đây trên toàn thế giới. Trong khi thuật ngữ “khủng hoảng nợ dưới chuẩn” được sử dụng để chỉ cuộc khủng hoảng xảy ra cách đây 15 năm trước, cuộc khủng hoảng ngân hàng trong thời điểm hiện tại có thể được xem là “khủng hoảng thanh khoản”. 

Ngân hàng Silicon Valley, được thành lập năm 1983 và niêm yết trên Nasdaq vào năm 1988, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho những công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon hơn là phục vụ cho những người gửi tiền thông thường. 

Trong đại dịch COVID-19 năm 2020, Cục Dự trữ Liên bang đã chứng kiến một cường độ cho vay chưa từng có từ trước tới nay, dẫn đến sự đổ dồn của một lượng tiền nóng vào thị trường vốn. Nhờ đó, nhiều tổ chức đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn trực tiếp cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ đã thu về một khoản tiền lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Đáng chú ý, rất nhiều khoản tiền này đã được gửi vào các ngân hàng thuộc Silicon Valleys. 

Tuy nhiên, do nhu cầu vay còn hạn chế nên các ngân hàng đã đầu tư các khoản tiền gửi trên vào những tài sản thanh khoản được cho là an toàn và đảm bảo hơn, chủ yếu là nợ dài hạn của Hoa Kỳ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS). 

Chính làn sóng mua nợ của Hoa Kỳ và MBS này đã tạo ra tiền đề cho cuộc khủng hoảng thanh khoản tại các ngân hàng thuộc Silicon Valley vào sau này.  

Trong thời kỳ 2020-2021, khi lãi suất còn đang ở mức thấp, các khoản nợ của Hoa Kỳ và Chứng Khoán Đảm Bảo Bằng Thế Chấp (MBS) đã gây ra cuộc khủng hoảng thanh khoản tại các ngân hàng ở Thung lũng Silicon vào ngay sau đó. 

Việc Cục Dự trữ Liên bang đột ngột cắt giảm lãi suất trong khoảng thời gian trên đã gây ra sự sụy giảm nhanh chóng về giá trái phiếu dài hạn tại Hoa Kỳ và MBS trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh trở lại sau năm 2022. 

Kết quả là, các ngân hàng như Silicon Valley, vốn đã đầu tư mạnh mẽ vào các tài sản này trong thời kỳ lãi suất còn đang thấp, đã hứng chịu mức thua lỗ đáng kể trên sổ sách. 

Tuy nhiên, khi Fed cắt giảm lãi suất và sau đó ít lâu lại mạnh tay tăng lãi suất, giá trị của những tài sản này đã giảm mạnh. Chính điều này đã khiến Ngân hàng Silicon Valley đã phải đương đầu với một thời kỳ thua lỗ. 

Khi ngân hàng bắt đầu mất tiền gửi bởi tình trạng suy thoái kinh tế và sự “tháo chạy” của các dòng tiền nóng, cũng là lúc mà các tên tuổi này phải chính thức đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng đã bán một số tài sản nợ dài hạn của Hoa Kỳ, đồng thời lên kế hoạch phát hành nhiều cổ phiếu mới nhằm huy động vốn. Tuy nhiên, động thái này đã dẫn đến sự rút tiền gửi của nhiều nhà đầu tư, từ đó trực tiếp khiến ngân hàng phải lên tiếng tuyên bố phá sản.  

Chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Silicon Valley sụp đổ, ngân hàng đầu tư nổi tiếng hàng đầu thế giới Credit Suisse tuyên bố có “những thiếu sót đáng kể” trong báo cáo tài chính của mình xuyên suốt hai năm vừa qua. Điều này chẳng khác nào việc Credit Suisse ngầm thừa nhận việc phạm tội gian lận tài chính.  

Credit Suisse cũng cho biết rằng họ sẽ hoãn báo cáo thường niên năm 2022. Đáng chú ý, cổ đông lớn nhất của họ – Ngân hàng Quốc gia Saudi, đã từ chối “rót” thêm vốn vào Credit Suisse. Ít lâu sau đó, Credit Suisse đã được UBS chính thức mua lại với giá chỉ 3 tỷ franc Thụy Sĩ. 

Trong khi cuộc khủng hoảng của Silicon Valley bắt nguồn từ việc thiếu thanh khoản, thì cuộc khủng hoảng của Credit Suisse lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới một góc nhìn đa chiều hơn. Có thể nói, Credit Suisse không chỉ gây ra sự suy giảm lòng tin của người gửi tiền trong những năm gần đây, mà còn tạo ra hàng loạt sự cố tiêu cực làm tổn hại danh tiếng mà chính ngân hàng này đã cố gầy dựng lâu nay.  

Những sự cố trên bao gồm mức lợi nhuận thấp từ hoạt động kinh doanh đầu tư, giúp các băng đảng ma túy rửa tiền, gây tác động đến vị thế trung lập thông qua việc đóng băng tiền gửi cho các quỹ của Nga cùng nhiều động thái khác trong thời gian qua. Tất cả những điều này đã góp phần gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu hơn 100 năm tuổi Credit Suisse. 

Trên hết, môi trường lãi suất cao được quy định bởi chính Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã tạo ra nhiều “chướng ngại vật” cho sự phát triển của các doanh nghiệp ngân hàng, cũng như làm giảm đi triển vọng kinh doanh của Credit Suisse. Cuối cùng, hậu quả của tất cả các yếu tố trên là sự thâu tóm và mua lại các ngân hàng lớn. 

Liệu Khủng Hoảng Tài Chính Có Thật Sự “Đổ Bộ”? 

Sau sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã nhanh chóng cam kết bảo đảm tiền gửi của những người gửi tiền. Tương tự, chính phủ Thụy Sĩ đã có giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của Credit Suisse, cũng như kích hoạt việc mua lại UBS. 

Phản ứng nhanh nhạy của chính phủ các nước dường như đã ngăn chặn được mối nguy hiểm trước mắt, đồng thời khiến nhiều người tin rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng chỉ dừng lại ở cấp độ địa phương. Tuy nhiên, tài sản cơ sở trong ngành ngân hàng vẫn được đánh giá là ẩn chứa nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sự khủng hoảng trong cả một hệ thống. 

Ngân hàng Silicon Valley đã đầu tư mạnh tay vào thị trường nợ dài hạn và MBS của Hoa Kỳ trong môi trường lãi suất thấp. Tuy nhiên, ngân hàng này đã thất bại trong việc đương đầu với cuộc khủng hoảng thanh khoản trong môi trường với lãi suất cao như hiện nay, khi phải hứng chịu tổn thất tài chính khoảng 15 tỷ USD. 

Bên cạnh đó, các ngân hàng khác cũng đối mặt với khả năng quản lý rủi ro kém cùng khủng hoảng thanh khoản. Martin Gruenberg, chủ tịch FDIC, dự đoán khoản lỗ sổ sách của Ngân hàng Silicon Valley bởi mức đầu tư vào khoản nợ của Hoa Kỳ rơi vào khoảng 620 tỷ USD cho toàn ngành ngân hàng của nước này vào cuối năm 2022. Như vậy, lỗ hổng tài chính của toàn ngành ngân hàng Hoa Kỳ là hơn 40 lần so với mức lỗ của ngân hàng Silicon Valley. 

Nếu các ngân hàng nắm giữ tài sản dài hạn một cách an toàn cho đến khi đáo hạn thì khoản lỗ trên sổ sách sẽ không biến thành khoản lỗ trên thực tế. Tuy nhiên, sự hoảng loạn trong thời gian gần đây đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng gây ra bởi ngân hàng, cũng như làm tăng thêm rủi ro về thanh khoản. 

Hơn nữa, cuộc khủng hoảng của Credit Suisse cũng chỉ ra rằng một cuộc khủng hoảng ngân hàng tương tự trong tương lai sẽ là một vấn đề cần lưu tâm trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải chỉ tại mỗi Hoa Kỳ. Có thể nhận thấy, việc giảm vị thế trong top các ngân hàng quốc tế đầu ngành, cũng như động thái không công bố kết quả tài chính trong suốt 22 năm của ngân hàng Credit Suisse đã làm dấy lên nhiều lo ngại về quy mô lỗ hổng tiềm ẩn đằng sau. 

Thêm vào đó, tiến trình phát triển kinh tế không trực tiếp gây ra hoặc góp phần ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Mấu chốt nằm ở nguyên nhân tiềm ẩn của khủng hoảng, và liệu rằng khủng hoảng có diễn biến một cách nghiêm trọng hay không. Trong quá khứ, các lỗ hổng tài chính trị giá vài chục tỷ đô la chỉ là dấu hiệu báo trước của các cuộc khủng hoảng sau đó, với tác động lan sang cả các loại tài sản, ngành hoặc khu vực khác, cuối cùng gây ra sự sụp đổ của những “gã khổng lồ” có “máu mặt” trên thị trường. Chính điều này lại càng làm cộng đồng đầu tư hoang mang và không biết cách ứng biến sao cho phù hợp. 

Theo như chúng tôi quan sát, thì những tài sản từng gây ra cuộc khủng hoảng toàn diện thường bị xem nhẹ hoặc bị định giá thấp ngay trong giai đoạn đầu. Sự buông lỏng có phần dai dẳng này trong quy định của hệ thống tài chính chính là nguyên nhân gây ra vấn đề trên. 

Dù rằng các quy định tài chính hiện nay đã phát triển một cách toàn diện, cũng như chứng minh tính hiệu quả hơn so với 100 năm về trước, nhưng nhìn chung thì chúng vẫn không có khả năng điều chỉnh tất cả mọi thứ. Phải nhận thức được rằng, viẹc các tài sản bị định giá thấp hơn giá trị đích thực và dẫn đến các cuộc khủng hoảng bởi sự hoang mang của thị trường là điều hoàn toàn có khả năng.  

Cuối cùng, nền kinh tế và thị trường tài chính luôn tuân theo một chu kỳ thịnh vượng, phát triển nhanh, trì trệ và suy thoái. Việc tăng, giảm lãi suất hoặc mở rộng, thu nhỏ phạm vi vẫn không thể nào dễ dàng làm đảo ngược chu kỳ này.  

Hành động chưa từng có tiền lệ của Fed trong suốt thời kỳ đại dịch, theo sau đó là sự đảo chiều trong chính sách, cụ thể là thắt chặt tiền tệ hơn vào năm 2022 đã đánh dấu một bước thay đổi ngoạn mục về định hướng của cơ quan này. Có thể nói, chính sách mới trên tập trung vào nhiều mối rủi ro – vốn đã được gieo rắc trong thời kỳ đại dịch xuyên suốt quá trình tăng lãi suất. 

Nếu xem xét từ góc nhìn như trên thì tình trạng tương tự cũng đang diễn ra hệt như cuộc khủng hoảng trong năm 2008. Chính Fed cũng là cơ quan tiến hành duy trì môi trường lãi suất thấp trong vài năm đầu tiên, sau đó đột ngột nâng lãi suất và gây ra tình trạng khủng hoảng. 

Vào lúc này, Fed đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Muốn phục hồi niềm tin từ phía người tiêu dùng và cả nền kinh tế, thì Fed phải cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn mâu thuẫn với mục tiêu kiềm chế lạm phát của Fed. Do đó, động thái duy trì mức tăng lãi suất sẽ càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng thanh khoản của ngân hàng trong thời điểm hiện tại, cũng như làm tăng thêm khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở phạm vi rộng hơn. 

Tại thời điểm này, Fed rõ ràng đang loay hoay giữa hai lối đi khác nhau. Vào ngày 22 tháng 3, Fed đã tiến hành tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Tuy nhiên, trong tuần thứ hai của tháng 3, ngành ngân hàng tại Hoa Kỳ đã sử dụng cửa sổ chiết khấu để vay một khoản tiền cao kỷ lục là 152.85 tỷ USD từ Fed nhằm giải phóng tiền cho ngành ngân hàng, từ đó ngăn chặn một khủng hoảng thanh khoản trong ngắn hạn. 

Nếu đánh giá một cách khách quan thì động thái trên có thể đã tránh được sự giằng co trên thị trường, tuy nhiên, khủng hoảng tài chính nhiều khả năng vẫn có thể xảy ra. Cần nhớ rằng, cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn năm 2008 đã bị gây ra bởi sự ràng buộc của nhiều tổ chức và công cụ phái sinh khác nhau trên thị trường tài chính, từ đó dẫn đến một lỗ hổng tài chính khổng lồ. 

Ngày nay, một tình huống tương tự đã xảy ra bởi sự quản lý rủi ro yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng – nơi nhiều tài sản trái phiếu dài hạn đã được mua vào trong những năm trước, khi lãi suất còn đang ở mức thấp. 

Trong môi trường lãi suất cao như hiện tại, những tài sản này phải được ưu tiên bán trước nhằm bổ sung thanh khoản, từ đó gây ra tình trạng tổn thất tài chính trong thực tế. Như vậy, chính phủ Hoa Kỳ và Thụy Sĩ đang cung cấp càng nhiều nguồn thanh khoản càng tốt để giúp các ngân hàng vượt qua cuộc khủng hoảng trước mắt.  

Mặc dù một số người tin rằng khoản nợ dài hạn của Hoa Kỳ được các ngân hàng đầu tư vào là loại tài sản lành mạnh và an toàn, nhưng chúng lại thiếu đi tính thanh khoản, cũng như dễ dàng gây ra sự mất niềm tin vào hệ thống tài chính nói chung. 

Bản chất thực sự của một cuộc khủng hoảng tài chính là sự thiếu vắng lòng tin. Đặc biệt, điều này có thể xảy ra ngay cả khi tài sản được gán với tính chất “an toàn” trong một môi trường cụ thể. Ví dụ, Trái Phiếu Bổ Sung Cấp 1 (AT1) của Credit Suisse đã bị đẩy giá xuống một cách thê thảm nhằm giảm bớt đi khủng hoảng thanh khoản, từ đó khiến các nhà đầu tư mất trắng khoản đầu tư của mình. Mặc dù trái phiếu AT1 an toàn hơn so với các khoản thế chấp dưới chuẩn, nhưng việc ép giá xuống như trên sẽ làm suy yếu đi niềm tin vào hệ thống tài chính. 

Cuộc khủng hoảng hiện nay đã đưa Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương Châu Âu vào thế khó. Nếu việc tăng lãi suất sẽ làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng, trong khi việc cắt giảm lãi suất ngay lúc này sẽ làm lãng phí đi những nỗ lực trước đây của Fed nhằm kiềm chế lạm phát. 

Nếu đặt trong bối cảnh hiện tại thì các nhà đầu tư có thể xem xét việc phân bổ vàng sao cho hợp lý, cũng như tiến hành duy trì lượng dự trữ tiền mặt. Giá vàng có thể sẽ tăng nếu khủng hoảng thực sự xảy ra. Bên cạnh đó, việc cắt giảm lãi suất cũng sẽ mang lại ưu thế vượt trội với các nhà đầu tư vàng.  

Hiện tại, cộng đồng đầu tư nên tập trung vào các tài sản có tính chất trú ẩn an toàn và chống lại lạm phát. Đây có thể là một hành trang thiết yếu để đương đầu với bất kỳ cuộc khủng hoảng tiềm ẩn nào, cho dù đó là sự bùng phát đột ngột hay là sự suy giảm trong dài hạn. 

| Về Doo Prime                

Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi                  

Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán                  

Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFDs toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa và Chỉ số Chứng khoán. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 90.000 khách hàng, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.               

Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.                     

Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.                     

Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.                     

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:                    

Điện thoại:                    

Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199                    

Khu vực Châu Á: +852 3704 4241                    

Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415                      

Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539           

Email:                   

Hỗ Trợ Kỹ Thuật: [email protected]                     

Hỗ Trợ Khách Hàng: [email protected]              

Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo                    

Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.                    

Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro  và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.                    

Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.                    

Tuyên Bố Rủi Ro                      

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.                      

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.                 

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm            

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào. 

Kiến ThứcIconBrandElement

article-thumbnail

2024-08-16 | Kiến Thức

VIX Tăng Vọt: Nỗi Lo Suy Thoái Mới? 

VIX tăng vọt lên mức cao nhất kể từ sau đại dịch Covid, khiến S&P 500 giảm ngay 10% và nỗi sợ suy thoái quay trở lại. Nguyên nhân là gì?

article-thumbnail

2024-08-08 | Kiến Thức

Yên Nhật Tăng: Đáng Mừng hay Đáng Lo? 

Đồng Yên Nhật (JYP) đang thực sự khiến cả thế giới chao đảo. Sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng. Nikkei 225 Tạo Đáy 

article-thumbnail

2024-08-02 | Kiến Thức

Harris Vs Trump: Các Tác Động Thị Trường 

Từ Biden với Trump đến Harris với Trump, tất cả đang tạo nên những tác động bất ổn đến thị trường. Các tác động của những sự kiện này là gì?