Vào ngày 2 tháng 4 năm 2023, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, trong đó bao gồm Nga, đã thông báo cắt giảm 3.66 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương với 3.7% nhu cầu trên toàn cầu.
Từ tháng 5 đến cuối năm, Ả Rập Xê Út cùng các quốc gia thành viên OPEC+ khác sẽ thực hiện “tự nguyện cắt giảm” sản lượng dầu thô, bên cạnh việc cắt giảm sản lượng như đã công bố vào hồi tháng 10 năm 2022.
Có thể thấy, những lần cắt giảm trước đó đã dẫn đến việc sản lượng giảm khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày, mức lớn nhất kể từ khi đại dịch bùng phát và tương đương với khoảng 2% nhu cầu dầu của thế giới. Đợt tự nguyện cắt giảm này sẽ dẫn đến việc Ả Rập Xê Út cắt giảm khoảng 500,000 thùng, Iraq cắt giảm 211,000 thùng và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 144,000 thùng dầu mỗi ngày.
Thông báo này đã khiến thị trường trở nên mất cảnh giác, khiến giá dầu tăng khoảng 5 USD, đẩy giá dầu lên hơn 85 USD/thùng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những lý do chính đằng sau động thái cắt giảm sản lượng của OPEC+ cùng những tác động của thực tế trên đối với thị trường dầu mỏ. Trong số đó, không thể không kể đến việc giá tăng mạnh, bên cạnh tác động tiềm ẩn đối với tình trạng lạm phát trên toàn cầu và chính sách của ngân hàng trung ương.
Mục Đích Đằng Sau Quyết Định Cắt Giảm Sản Lượng Dầu Của OPEC
Nhu Cầu Toàn Cầu Suy Yếu Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa Nhằm Hỗ Trợ Việc Ổn Định Thị Trường
Nhằm hỗ trợ sự ổn định của thị trường, Ả Rập Xê Út đã thực hiện chính sách tự nguyện cắt giảm sản lượng đến 1.66 triệu thùng/ngày, bên cạnh mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày trong thời điểm hiện tại.
Về nguyên nhân của việc cắt giảm, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã trích dẫn cuộc khủng hoảng ngân hàng ở phương Tây, cũng như vin vào “sự can thiệp của các động thái mới nhất trên thị trường”.
Trong tháng vừa qua, lo ngại về sự xuất hiện của một cuộc khủng hoảng ngân hàng khác đã khiến các nhà đầu tư bán tháo các tài sản rủi ro, trong đó có hàng hóa. Điều này dẫn đến việc giá dầu lao dốc từ mức cận cao nhất mọi thời đại là 139 USD vào tháng 3 năm 2022, xuống còn gần 70 USD/thùng.
Redburn Research vừa cảnh báo rằng chỉ trừ khi OPEC lo sợ về một cuộc suy thoái toàn cầu lớn, thì quy mô của đợt cắt giảm mới nhất mới có thể được xem là quá mức, và suy thoái trên phạm vi toàn cầu có thể dẫn đến sự suy giảm của giá dầu.
Thiết Lập Để Trừng Phạt Những Người Bán Khống Dầu
Đợt cắt giảm sản lượng dầu mới nhất này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với những người đặt cược vào việc tăng giá của dầu, hay còn được gọi là những người bán khống.
Vào năm 2020, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, đã cảnh báo rằng các nhà giao dịch không nên mạo hiểm như vậy. Để tăng thêm tính thuyết phục cho luận điểm của mình, ông tuyên bố rằng sẽ làm mọi cách để khiến cho thị trường trở nên bất ổn, và những ai đánh cược vào giá dầu sẽ phải hứng chịu hậu quả.
Các quỹ phòng hộ đã giảm vị thế ròng đối với dầu WTI mức chuẩn của Hoa Kỳ xuống chỉ còn 56 triệu thùng vào ngày 21 tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2016.
Ngoài ra, các vị thế mua tăng giá cũng đã chịu sự lấn lướt của các vị thế bán giảm giá với tỷ lệ chỉ 1.39:1, mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2016. Một nguồn tin thân cận với OPEC+ chia sẻ, “đợt cắt giảm mới nhất sẽ gây thiệt hại nặng nề cho những người đặt cược vào giá dầu.”
Nỗ Lực Duy Trì Sự Ổn Định Của Giá Dầu Bên Cạnh Việc Tránh Lạm Phát
Theo nhiều nhà phân tích, OPEC+ đã đặt mục tiêu ổn định giá dầu ở mức 80 USD/thùng. Tuy nhiên, dựa trên dự đoán từ UBS và Rystad thì giá dầu thậm chí có thể đạt mức 100 USD.
Tuy nhiên, việc tăng cao quá mức của giá dầu có thể gây ra rủi ro cho tập đoàn, vì chúng góp phần gây ra lạm phát và có thể dẫn đến sự phát triển của các nguồn năng lượng thay thế.
Ngoài ra, các quốc gia ngoài hệ thống OPEC có thể tăng sản lượng nhằm tận dụng mức giá đang dâng cao trong thời điểm hiện tại.
Goldman Sachs cũng lưu ý rằng quyền lực của OPEC đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Thực tế trên đến từ việc cắt giảm mức đầu tư vào các dự án nhiên liệu hoá thạch, từ đó dẫn đến việc phản ứng chậm hơn và nhỏ giọt hơn từ lượng đá phiến của Hoa Kỳ nhằm đương đầu trực tiếp với sự tăng giá của mặt hàng năng lượng này.
Căng Thẳng Với Washington Và Vai Trò Của Các Kho Dự Trữ Dầu Của Hoa Kỳ Trong Quá Trình Ra Quyết Định Của OPEC+
Hoa Kỳ đã chỉ trích vai trò của OPEC trong việc thao túng giá dầu, cũng như mối quan hệ liên minh của tổ chức này với Nga, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí đã đề xuất Đạo luật Cấm Sản Xuất và Xuất Khẩu Dầu (NOPEC), vốn cho phép tịch thu tài sản của OPEC trên lãnh thổ Hoa Kỳ nếu chứng minh được sự dính líu từ hai bên.
Trong khi đó, OPEC+ đã khiển trách Cơ quan Năng lượng Quốc tế – vốn được tổ chức này xem là cơ quan giám sát năng lượng với thiên hướng thiên vị phương Tây. Lý do được đưa ra là bởi cơ quan trên đã tung ra các kho dự trữ dầu mà OPEC+ tin rằng ẩn chứa động cơ chính trị nhằm tăng xếp hạng cho Tổng thống Joe Biden.
Ngoài ra, quyết định không bổ sung trữ lượng dầu của Hoa Kỳ theo như kế hoạch ban đầu vào năm 2023, sau khi đã giải phóng phần lớn trữ lượng, có thể đã góp phần khiến OPEC+ đưa ra quyết định giảm sản lượng, trích bởi tuyên bố của JP Morgan và Goldman Sachs.
Việc Cắt Giảm Sản Lượng Bất Ngờ Đã Ảnh Hưởng Đến Giá Dầu Ra Sao?
Vào ngày 3 tháng 4 năm 2023, giá dầu đã tăng vọt sau thông báo bất ngờ của Ả Rập Xê Út về việc bắt đầu “tự nguyện cắt giảm” sản lượng dầu thô của nước này.
Mức chuẩn toàn cầu của giá dầu thô Brent đã tăng 5.31% lên mức 84.13 USD/thùng và mức chuẩn của dầu thô West Texas Middle (WTI) – Hoa Kỳ đã tăng 5.48% lên mức 79.83 USD. Đây được xem là mức tăng giá mạnh nhất trong gần một năm.
Sự tăng vọt của giá dấu dường như hoàn toàn trái ngược với thời điểm giữa tháng 3, khi giá dầu thô của Hoa Kỳ chạm mức thấp nhất trong vòng 15 tháng sau sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley. Có thể nói, sự kiện trên đã gây ra tình trạng hỗn loạn không hề nhỏ trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời làm dấy lên nhiều lo ngại liên quan đến sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu.
Mặc dù sự phục hồi của giá dầu được đánh giá là mang hiệu quả tích cực đối với cổ phiếu ngành năng lượng, nhưng thực tế trên có thể tạo thêm sức ép lên tình hình lạm phát, vốn là vấn đề cấp bách đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Sophie Lund-Yates, nhà phân tích vốn cổ phần hàng đầu tại Hargreaves Lansdown, nhận xét rằng: “Thị trường luôn nhận thức được nếu sức ép vẫn tiếp diễn, các ngân hàng trung ương sẽ cần kéo dài hoặc tăng cường chu kỳ tăng lãi suất của mình.”
Quyết Định Của OPEC+ Đã Thúc Đẩy Mức Tăng Trong Dự Báo Về Giá Dầu Thô Brent
Thông báo đột ngột của OPEC+ đã gây ra không ít bất ngờ cho thị trường, khiến Goldman Sachs nâng mức dự báo về giá dầu thô Brent giao kỳ hạn.
Ngân hàng đã tăng mức dự báo về giá dầu Brent cho tháng 12 năm 2023 thêm 5 USD, tức là lên mức 95 USD/thùng, và thêm 3 USD lên 100 USD/thùng cho tháng 12 năm 2024. Điều này diễn ra bất chấp việc Goldman Sachs hạ mức dự báo về sản lượng dầu cuối năm 2023 của OPEC+ xuống 1.1 triệu thùng/ngày.
Goldman Sachs cũng lưu ý rằng quyết định của OPEC+ sẽ phản ánh những cân nhắc quan trọng về kinh tế và chính trị, đồng thời việc cắt giảm sản lượng có thể giúp giá dầu tăng thêm 7%. Chính những nhân tố này sẽ khiến doanh thu từ dầu mỏ của Ả Rập Xê Út và OPEC+ trở nên cao hơn.
Ngân hàng cũng gợi ý rằng quyết định được OPEC+ được đưa ra sau khi Hoa Kỳ và Pháp tuyên bố xả kho dự trữ xăng dầu chiến lược, song song với việc việc từ chối nạp thêm vào Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của Hoa Kỳ trong năm tài chính 2023. Phải nhận thức được rằng, mức dự trữ thấp của dầu thô WTI được cho là đủ điều kiện để tiến hành nạp thêm, tuy nhiên thực tế lại không diễn ra theo chiều hướng này. Đây có thể là một trong những nhân tố góp phần không nhỏ đến quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+.
Nhìn chung, thông báo cắt giảm sản lượng dầu có phần đột ngột này của OPEC+ đã khiến giá dầu thô tăng mạnh, từ đó gây thêm sức ép lên lạm phát, vốn được xác định là một mối lo ngại đối với người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.
Việc OPEC Cắt Giảm Sản Lượng Dầu Có Khả Năng Ảnh Hưởng Ra Sao Đối Với Những Nỗ Lực Của Fed Trong Việc Giải Quyết Lạm Phát?
Theo các nhà kinh tế, thông báo gần đây về việc cắt giảm sản lượng đột ngột của Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất dầu khác trong khối OPEC + có thể tạo ra nhiều vấn đề nan giải hơn nữa cho những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang trong việc hạ nhiệt nền kinh tế và chế ngự cơn lạm phát tại Hoa Kỳ.
Sự tăng giá của các mặt hàng năng lượng trên toàn cầu bởi cuộc chiến Nga-Ukraine vào năm ngoái đã làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát trên toàn thế giới, ngay cả khi các nền kinh tế lớn đang bắt đầu quá trình hồi phục sau đại dịch.
Tuy nhiên, giá năng lượng giảm đã giúp tình hình lạm phát của Hoa Kỳ trở nên dịu lại, khi chỉ số giá tiêu dùng giảm từ mức cao nhất trong vòng 40 năm là 9.1% vào tháng 6 xuống còn 6% vào tháng 2.
Theo Cục Thống kê Lao động, giá năng lượng, vốn chiếm khoảng 7.5% trong chỉ số tổng thể, đã tăng 5% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, phải nhận thức được rằng, mức tăng trên vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 41.3% vào tháng 6 năm ngoái.
Sự gia tăng một lần nữa của giá dầu có thể kéo dài thêm thời gian lạm phát leo thang tại Hoa Kỳ, hoặc thậm chí khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Trên thực tế, người Hoa Kỳ đã chứng kiến sự tăng cao của giá xăng dầu, với mức trung bình trên toàn quốc là 3.55 USD/gallon, tăng từ mức 3.40 USD trong một tháng trước.
Trong thời điểm hiện tại, Fed chủ yếu tập trung vào mức lạm phát cơ bản thông qua việc loại trừ giá lương thực và năng lượng dễ bay hơi. Tuy nhiên, nếu vẫn duy trì ở mức cao trong một thời gian dài, giá dầu có thể gây ảnh hưởng đến giá cốt lõi.
Sarah House, nhà kinh tế cấp cao tại Wells Fargo, nhấn mạnh rằng các quyết định của OPEC, mặc dù chủ yếu được xem là mang thiên hướng về địa chính trị, vẫn có thể tác động đến việc sản xuất hàng hóa và vận chuyển các mặt hàng khác. Từ đó, khiến giá dầu ở mức cao hơn trở thành yếu tố cốt lõi mà Fed có xu hướng tập trung vào khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách.
Chi tiêu của người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng khác mà Fed cũng cần cân nhắc. Giá năng lượng cao hơn có thể tác động đến tâm lý, đồng thời giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm nhu cầu chung của thị trường.
Dù vậy, mức chi tiêu thấp hơn của người tiêu dùng có thể là một vấn đề phức tạp liên quan đến lạm phát. Bởi lẽ, thực tế trên có thể làm giảm áp lực lạm phát đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, nhưng cũng có thể làm tăng khả năng Hoa Kỳ rơi vào suy thoái.
James Bullard, chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực St. Louis, thừa nhận rằng sự tăng vọt của giá cả cuối cùng có thể gây ra lạm phát và làm nhiễu loạn hơn các đầu việc mà Fed phải thực hiện. Chính ông cũng cho rằng sự biến động của dầu khiến giá cả của mặt hàng này trở nên khó theo dõi, từ đó dẫn đến nhiều khó khăn hơn trong cuộc chiến chống lạm phát.
Hành Trang Cần Chuẩn Bị Trước Biến Động: Cơ Hội Và Rủi Ro Cho Các Nhà Đầu Tư
Sau khi phân tích kĩ lưỡng các tác động tiềm ẩn của quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô từ phía OPEC+, thị trường và các nhà đầu tư nên chuẩn bị tinh thần trước một thị trường dầu mỏ đầy biến động trong những tháng sắp tới. Quyết định này dự kiến sẽ có tác động trái chiều đến thị trường và các nhà đầu tư. Mặc dù động thái trên của OPEC+ có khả năng hỗ trợ giá cổ phiếu năng lượng, đồng thời trừng phạt những người bán khống dầu, nhưng điều này cũng có thể dẫn đến áp lực lạm phát, bên cạnh việc khuyến khích đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế.
Thông báo cắt giảm sản lượng trên đã khiến giá dầu tăng mạnh. Điều này được thể hiện qua việc Goldman Sachs tự động điều chỉnh mức tăng đối với giá dầu thô dự kiến. Tuy nhiên, quyết định trên cũng có thể gây kéo dài hoặc tăng cường chu kỳ tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương, từ đó tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. Chính vì thế, điều quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư là việc xem xét các đợt tăng và giảm tiềm năng nhằm ứng phó với một loạt các yếu tố có thể xảy ra trong những tháng tới.
Nhìn chung, quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC+ sẽ tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu. Trong tình huống này, các nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ từng nhịp đập của thị trường và đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên khả năng dự đoán rủi ro và các mục tiêu đầu tư của mình. Trên thực tế, sự biến động của thị trường dầu mỏ được dự kiến là sẽ tiếp diễn, và các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho những biến động tiềm tàng của thị trường khi tiến hành định vị bản thân nhằm tận dụng các cơ hội sẵn có, đồng thời giảm thiểu các yếu tố liên quan đến rủi ro.
| Về Doo Prime
Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi
Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán
Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFDs toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa và Chỉ số Chứng khoán. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 90.000 khách hàng, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.
Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.
Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.
Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:
Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199
Khu vực Châu Á: +852 3704 4241
Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415
Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539
Email:
Hỗ Trợ Kỹ Thuật: [email protected]
Hỗ Trợ Khách Hàng: [email protected]
Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo
Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.
Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.
Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.
Tuyên Bố Rủi Ro
Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.