Bitcoin Phân Đôi 2024: Những Điều Cần Biết 

2024-04-25 | Bitcoin ,bitcoin phân đôi

Thứ Sáu tuần trước, Bitcoin đã hoàn thành lần phân đôi như nhiều người mong đợi, khiến cộng đồng tiền số nổi lên xu hướng đầu cơ và kỳ vọng cao. Vào đúng ngày 19 tháng Tư, Bitcoin đã phân đôi lần thứ cư trong chu kỳ đảm bảo thanh khoán giới hạn của nó. Sự kiện này diễn ra 4 năm một lần và là tính chất đặc biệt của Bitcoin, một lần nữa đã thay đổi cục diện nguồn cung của ông vua tiền số. 

Với việc sự kiện mang tính bước ngoặt đã kết thúc, động lực thị trường và tâm lý nhà đầu tư đang có những chuyển biến đáng kể. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đào sâu tìm hiểu về sự phân đôi của Bitcoin và tác động của nó lên thị trường tiền điện tử. Đồng thời, nắm bắt những thông tin hữu ích về đà giảm của Bitcoin. 

Sự Phân Đôi Của Bitcoin Là Gì? 

Sự kiện phân đổi của Bitcoin là một tính chất, sự kiện lớn xảy ra trong giao thức mạng Bitcoin. Đây là một cơ chế để quản lý lạm phát và duy trì sự khan hiếm trong hệ sinh thái Bitcoin. Về cơ bản, khi một khối giao dịch mới được xác nhận, thợ đào sẽ nhận được số Bitcoin thưởng ít hơn một nửa (phân đôi hay “halving”) so với mức trước đó. Việc này khiến chi phí để đào được một đồng Bitcoin mới tăng lên. Tính chất khan hiếm này sẽ giúp Bitcoin giữ được giá trị là một kho tài sản kỹ thuật số phi tập trung. 

Được lập trình bởi Satoshi Nakamoto, các sự kiện phân đôi xảy ra khoảng 4 năm một lần, gây ảnh hưởng lớn đến động lực nguồn cung và giá thị trường của Bitcoin. Đây là một phát kiến vốn đã sẵn có trong thuật toán của loại tiền số này từ ban đầu. Và thực sự, đây là một chiến lược thiên tài để có thể kiểm soát được tốc độ tạo ra Bitcoin mới, giúp duy trì tính ổn định và giá trị lâu dài của đồng tiền số đầu tiên. 

Động Lực Thị Trường Và Tâm Lý Nhà Đầu Tư 

Theo sau đợt phân đôi thứ tư của Bitcoin, thị trường tiền số chứng kiến sự rung lắc mạnh mẽ của khối lượng giao dịch và tâm lý nhà đầu tư. Theo Reuters, Bitcoin đã tăng lên mức cao nhất lịch sử là 73,803.25 USD trong tháng Ba, đánh dấu một cột mốc mới trong quỹ đạo giá của nó. Đà tăng này là kết quả cho một năm 2023 kiên trì leo dốc từ đáy tạo ra từ năm 2022. 

Tuy nhiên, trước sự kiện “halving”, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới, BTC được giao dịch ở mức 63,800 USD tính đến thứ Năm. Theo dữ liệu từ Coin Metrics, giá của Bitcoin không ổn định, với mức giao động giảm khoảng 4% chỉ trong một tuần. Sự biến động này nhấn mạnh rằng, sự kiện phân đôi chưa chắc sẽ tạo được những ảnh hưởng như kỳ vọng lên động lực thị trường. 

Chris Gannatti, trưởng phòng nghiên cứu toàn cầu cảu WisdomTree, nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự kiện phân đôi là “sự kiện lớn nhất trong năm của thị trường tiền điện tử”. Bất chấp những quan điểm này, tâm lý của nhà đầu tư vẫn duy trì tích cực, mặc dù đồng thời cũng cẩn trọng về đà tăng sau sự kiện trên. Tuy nhiên, sự biến động trên thị trường mà chứng ta đang thấy hiện tại, chính là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn định của những người sở hữu Bitcoin, khi họ vẫn đang đợi một sự kiện đòn bẩy tiếp theo. 

Tác Động Lên Thợ Đào Và Tốc Độ Băm (Hash Rate) 

Sự kiện này là thuốc thử lớn dành cho các công ty chuyên đào coin. Kể từ khi Bitcoin ra mắt vào năm 2009, các thợ đào đã bị giảm đáng kể lợi nhuận nhận được. Ban đầu, những thợ đào sẽ nhận được 50 Bitcoin sau mỗi 10 phút. Nhưng sau đợt phân đôi gần đây nhất, con số này đã giảm xuống còn 6,25. Với việc phân đôi còn tiếp diễn, con số này sẽ tiếp tục giảm còn 3,125 Bitcoin sau mỗi 10 phút. Điều này đã ảnh hưởng nặng nề tới nguồn cung Bitcoin trong ngày, với số lượng Bitcoin mới hàng ngày giảm từ 900 xuống còn 450. 

Tốc độ năm, chỉ số đo lường sức mạnh tính toán cần được dùng để tạo ra các xác nhận giao dịch trong mạng lưới Bitcoin, là chỉ số quan trọng mà mọi thợ đào đều phải quan tâm. Trong lưu ý gần đây gửi tới nhà đầu tư, nhà phân tích của JPMorgan, Reginald Smith nhấn mạnh rằng “sự kiện phân đôi sẽ giảm một nửa lợi nhuận tổng thể của ngành, có thể thúc đẩy sự trì trệ của thị trường và có thể là sự đóng cửa của một số doanh nghiệp”. Tuy nhiên, Smith vẫn duy trì sự lạc quan với lý do rằng, sự sụt giảm của “hash rate” sẽ khiến một lượng lớn thợ đào rời bỏ thị trường, đồng thời là chi phí đầu tư khi thác coin cũng sẽ giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho những người ở lại. 

Thêm đó, với đặc tính chỉ tồn tại tổng cộng 21 triệu bitcoin, hiện nay chỉ còn khoảng 1.45 triệu đồng còn có thể khai thác. Tuy nhiên, với thuật toán phân đôi tinh vi, sẽ còn rất lâu nữa thì số lượng coin cuối cùng mới có thể được khia tháng. Theo tính toán, Bitcoin cuối cùng sẽ không thể được đào cho đến năm 2140, mặc dù sẽ có nhiều sai số. 

Bitcoin Phân Đôi, Giá Tăng Cao 

Trong lịch sử, sự kiện Phân đôi của Bitcoin sẽ tạo nên những biến động giá tương tự nhau. Thông thường, giá sẽ tăng một vài tháng sau khi sự kiện này xảy ra. Nhìn lại đợt phân đôi trước đó, dữ liệu đã chỉ ra rằng một đợt tăng giá mạnh mẽ đã diễn ra. Sau các đợt phân đôi vào năm 2012, 2016 và 2020, giá Bitcoin đã tăng lên lần lượt khoảng gấp 93 lần, gấp 30 lần và gấp 8 lần, tính từ giá ngày phân đôi lên đỉnh. Mặc cho sự kiện này không ảnh hưởng trực tiếp đến giá, nhưng nó sẽ tạo động lực cho các nhà đầu tư quan tâm đến các dữ kiện lịch sử của BTC. 

Mẫu Hình: Bitcoin Tăng Giá Sau Chu Kỳ Phân Đôi 

Dữ liệu lịch sử chỉ ra một xu hướng hấp dẫn: Giá Bitcoin thường tăng sau mỗi đợt “halving”. Hiện tượng này được minh họa trực quan ở biểu đồ trên.  

Dự Báo Về Bitcoin 

Các chuyên gia và nhà phân tích Bitcoin đã đưa ra nhiều dự đoán và suy đoán về quỹ đạo tiềm năng của giá Bitcoin sau sự kiện halving năm 2024. Noelle Acheson, một nhà phân tích Bitcoin nổi tiếng và tác giả của bản tin Crypto is Macro Now, đã đưa ra những thông tin thú vị dựa trên hiệu suất lịch sử. Acheson cho rằng nếu Bitcoin theo quỹ đạo tương tự với chu kỳ trước đó, nó có thể đạt 450.000 USD trong vòng một năm, hoặc 270.000 USD nếu chu kỳ hiện tại tương tự như năm 2016, dựa trên dữ liệu từ Bloomberg. 

Tuy nhiên, các dự đoán khác dựa trên dữ liệu từ Axios cho thấy một hình ảnh khác. Acheson cho biết theo dữ liệu từ Axios, giá Bitcoin có thể đạt 350.000 USD nếu dựa vào chu kỳ trước đó. Hơn nữa, áp dụng hiệu suất của chu kỳ năm 2016 có thể dẫn đến một giá trị đáng kinh ngạc là 1,8 triệu USD, tiềm năng đưa Bitcoin đến một vốn hóa thị trường khổng lồ là 35 nghìn tỷ USD. Những dự đoán này làm nổi bật phạm vi rộng lớn của các khả năng và tác động quan trọng mà sự kiện halving của Bitcoin có thể gây ra đối với quỹ đạo giá và vốn hóa thị trường của nó. 

Mua Bitcoin khi giá giảm?  

Theo Sanford Bernstein, hiện tại có thể là “thời điểm” cho nhà đầu tư đã bỏ lỡ cơ hội trong cuộc tăng giá năm 2024. Họ dự đoán có thể có thêm một sự điều chỉnh tiềm năng từ 10-15%, tương đương với việc giảm 30% so với đỉnh gần đây của BTC trước sự kiện halving. Mặc dù vậy, họ xem những lúc giá giảm này đáng để xem xét. 

Sự bán ra hiện tại được cho là do việc dọn dẹp giao dịch đòn bẩy và tăng chi phí cho việc dự đoán giá tăng trong tương lai. Nhà đầu tư đang cảnh giác trước sự kiện halving vào ngày 20 tháng 4, càng thêm phức tạp bởi tình hình tiêu cực xung quanh việc phê duyệt ETF ETH. 

Tuy nhiên, Bernstein đảm bảo nhà đầu tư rằng sự biến động giá hiện tại không phải là điều không mong đợi. Họ nhấn mạnh mẫu hình lịch sử của việc giảm giá trước sự kiện halving tạo ra cơ hội mua BTC hấp dẫn. Góc nhìn này khuyến khích nhà đầu tư tập trung vào tiềm năng dài hạn của Bitcoin giữa biến động thị trường ngắn hạn. 

Kết luận, sự kiện halving của Bitcoin năm 2024 là một sự kiện quan trọng có tiềm năng ảnh hưởng đến thị trường theo nhiều cách. Mặc dù xu hướng lịch sử cho thấy giá tăng sau sự kiện halving, những yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường. Hãy nhớ rằng thị trường tiền điện tử vẫn có tính biến động, vì vậy quản lý rủi ro đúng cách và nghiên cứu kỹ lưỡng là quan trọng trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

Về phía trước, sự kiện halving tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2028, khi phần thưởng khối sẽ giảm xuống còn 1.625 BTC. Đến tháng 4 năm 2024, khoảng 19,69 triệu bitcoin đang lưu thông, chỉ còn khoảng 1,31 triệu được phát hành thông qua phần thưởng khai thác. 


| Về Doo Prime 

Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi                                   

Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán                                   

Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFDs toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa và Chỉ số Chứng khoán. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 200.000 khách hàng, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.                                

Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.                                      

Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.                                      

Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.                                      

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:                                     

Điện thoại:                                     

Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199                                     

Khu vực Châu Á: +852 3704 4241                                     

Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415                                       

Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539                            

Email:                                    

Hỗ Trợ Kỹ Thuật: [email protected]                                      

Hỗ Trợ Khách Hàng: [email protected]                               

Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo                                     

Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.                                     

Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro  và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.                                     

Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.                                     

Tuyên Bố Rủi Ro                                       

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.                                       

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.                                  

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm                             

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào. 

Kiến ThứcIconBrandElement

article-thumbnail

2024-08-16 | Kiến Thức

VIX Tăng Vọt: Nỗi Lo Suy Thoái Mới? 

VIX tăng vọt lên mức cao nhất kể từ sau đại dịch Covid, khiến S&P 500 giảm ngay 10% và nỗi sợ suy thoái quay trở lại. Nguyên nhân là gì?

article-thumbnail

2024-08-08 | Kiến Thức

Yên Nhật Tăng: Đáng Mừng hay Đáng Lo? 

Đồng Yên Nhật (JYP) đang thực sự khiến cả thế giới chao đảo. Sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng. Nikkei 225 Tạo Đáy 

article-thumbnail

2024-08-02 | Kiến Thức

Harris Vs Trump: Các Tác Động Thị Trường 

Từ Biden với Trump đến Harris với Trump, tất cả đang tạo nên những tác động bất ổn đến thị trường. Các tác động của những sự kiện này là gì?