Những Lo Ngại Về Suy Thoái Của Hoa Kỳ: Tổng Quan, Diễn Biến, Dự Đoán

2022-09-21 | Suy Thoái Hoa Kỳ ,Suy Thoái Kinh Tế ,Tin Mới Nhất ,Tin Nổi Bật

Vào ngày 16 tháng 9 năm 2022, Tập đoàn giao nhận kho vận Hoa Kỳ – FedEx cảnh báo rằng một cuộc suy thoái toàn cầu có khả năng sẽ xảy ra, do nhu cầu vận chuyển trên khắp thế giới hiện đang giảm mạnh. Đây chính là hệ quả của một nền kinh tế toàn cầu với nhiều diễn biến không mấy khả quan. 

Ngoài ra, cảnh báo trên cũng đã tạo động lực cho một đợt bán tháo trên diện rộng đối với chứng khoán Hoa Kỳ. Chỉ số Vận tải Dow giảm 5%, trong khi cổ phiếu đối thủ của FedEx – UPS (UPS) đóng cửa ở mức thấp hơn khoảng 5%. 

Mức lỗ 21% trong một ngày đối với cổ phiếu FedEx đã chính thức vượt qua mức giảm 16% vào ngày thị trường chứng khoán sụp đổ trong năm 1987, đồng thời giảm 15% trong đợt bán tháo cổ phiếu vào tháng 3 năm 2020 trong những ngày đầu của đại dịch. Cụ thể, cổ phiếu của FedEx hiện đã giảm 38% trong năm nay. 

Chính vì thế, có thể thấy rằng cả thị trường lẫn động thái của các nhà đầu tư đều đang tràn ngập trong nỗi lo suy thoái của Hoa Kỳ. 

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách thức thị trường và các nhà đầu tư phản ứng với cuộc suy thoái đang rình rập, hãy cùng phân tích xem suy thoái hiểu một cách chính xác là gì. 

Suy Thoái Là Gì? 

Suy thoái là định nghĩa được xác định chính thức bởi Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER). Suy thoái được ghi nhận khi một cuộc suy thoái kinh tế mạnh mẽ lan rộng trên toàn bộ nền kinh tế và kéo dài hơn vài tháng. 

Nói cách khác, đây cũng là lúc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm trong hai quý liên tiếp. 

Lẽ dĩ nhiên, suy thoái không được xác định chỉ dựa vào sự suy giảm của GDP, mà còn bởi sự sụy giảm về thu nhập thực tế, tỷ lệ việc làm, chi tiêu tiêu dùng, cũng như sự đình trệ trong sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ. 

Điều Gì Dẫn Đến Suy Thoái 

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng và mở rộng không gian phát triển kinh tế không thể kéo dài. 

Sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế thường chịu sự tác động bởi các yếu tố phức tạp và liên quan, bao gồm: 

Khủng Hoảng Kinh Tế 

Một sự cố không đoán định được dẫn đến sự can thiệp kinh tế trên diện rộng, chẳng hạn như thiên tai hoặc khủng bố. Một ví dụ gần đây nhất là sự bùng phát Covid-19 – dẫn đến một cuộc suy thoái tạm thời. 

Sự Suy Giảm Niềm Tin Người Tiêu Dùng 

Đặt trường hợp người tiêu dùng quan tâm đến sự ổn định của nền kinh tế, họ sẽ tiêu tiền một cách thận trọng và tiết kiệm hết mức có thể. 

Điều này là bởi khoảng 70% GDP xoay quanh chi tiêu của người dùng. Do đó, một khi có sự sụt giảm đáng kể trong mức chi tiêu tiêu dùng, nền kinh tế nói chung có thể bị chững lại một cách đáng kể. 

Tỷ Lệ Lãi Suất Cao 

Thông thường, lãi suất cao sẽ dẫn đến sự tăng cao của chi phí cho vay từ ngân hàng. Theo đó, người tiêu dùng cuối cùng sẽ chi tiêu thắt chặt hơn, đặc biệt là cho các khoản mua sắm lớn như tài sản hoặc ô tô. 

Bên cạnh đó, các công ty cũng tiến hành giảm chi tiêu, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh do mức vốn cơ bản được yêu cầu sẽ tăng lên tương ứng. 

Như đã đề cập trong những bài viết trước đó – Lạm Phát Tăng Cao Tại MỹGiao Dịch Thổi Phồng, chúng ta đã chứng kiến các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ từ Fed nhằm mục đích kiềm chế tình hình kinh tế không mấy khả quan hiện tại. Chính điều này đã tác động tiêu cực và khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên.  

Sự Giảm Phát 

Giảm phát mang nghĩa đối nghịch với lạm phát. Giảm phát xảy ra khi mức giá chung giảm do nhu cầu đột ngột giảm mạnh. 

Khi nhu cầu giảm, giá bán cũng giảm theo vì lúc này, người bán đang cố gắng bằng mọi giá để thu hút lực mua. Đổi lại, người tiêu dùng sẽ tận dụng xu hướng giảm giá trên để chờ giá mua vào giảm. Thực tế này sẽ càng làm giảm lực cầu thêm sâu nữa.   

Kết quả là, tình trạng giảm phát sẽ dẫn đến sự cắt giảm của các hoạt động kinh tế, đồng thời làm giảm tỷ lệ việc làm. Nếu cứ tiếp tục như trên, thiệt hại cho nền kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức đáng lo ngại hơn. 

Bong Bóng Tài Sản 

Bong bóng tài sản là một giai đoạn khi giá của các khoản đầu tư như cổ phiếu công nghệ hay bất động sản tăng lên nhanh chóng và đột ngột, với giá trị cao vô lý trước thềm một cuộc Đại Suy Thoái. 

Mức giá lạm phát trên được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng “ảo”, cuối cùng sẽ phân tán và vỡ khi đạt đến một ngưỡng cao nhất định. 

Trong suốt khoảng thời gian này, phần lớn sản phẩm sẽ rơi vào tình trạng sa sút, và niềm tin người tiêu dùng nhiều khả năng sẽ sụp đổ. Như vậy, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ tiến hành thắt chặt các khoản chi tiêu, từ đó dẫn đến sự suy thoái của toàn bộ nền kinh tế. 

Suy Thoái Ảnh Hưởng Ra Sao Đến Các Nhà Đầu Tư 

Sau khi đã xác định được suy thoái là gì, các loại suy thoái và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bây giờ chúng ta sẽ phân tích xem suy thoái ảnh hưởng ra sao đến các nhà đầu tư. 

Với định hướng “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt tình trạng đáng báo động của nền kinh tế, cùng tác động của suy thoái đến các nhà đầu tư, ta gọi đây là chu kỳ kinh doanh. 

Chu Kỳ Kinh Doanh  

Chu kỳ kinh doanh được xem là một thời kỳ mà hoạt động kinh tế chứng kiến nhiều khoảng thăng trầm. 

Chu kỳ kinh doanh bao gồm bốn giai đoạn: mở rộng, đạt đỉnh, thu hẹp (suy thoái) và chạm đáy. 

Trong thời kỳ đạt đỉnh của chu kỳ kinh doanh, nền kinh tế sẽ nở rộ và phát triển vượt trội. Như vậy, hiệu suất nền kinh tế mạnh mẽ trên sẽ được phản ánh trong giá cổ phiếu và mức chi trả cổ tức, từ đây đẩy giá cổ phiếu của các công ty lên mức cao nhất mọi thời đại. 

Tuy nhiên, khi chu kỳ kinh doanh ở giai đoạn thoái trào, tỷ lệ thu nhập và việc làm cũng sẽ giảm theo. Điều này thể hiện rằng, giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh khi các công ty vật lộn để duy trì lợi nhuận. 

Vào thời điểm thích hợp, khi giá cổ phiếu tăng lên sau một đợt giảm đáng kể, nền kinh tế đang đi đến giai đoạn chạm đáy. 

Các Nhà Đầu Tư Phản Ứng Ra Sao Trong Giai Đoạn Suy Thoái 

Tuy nhiên, việc tìm ra chu kỳ kinh doanh nhiều khi không mấy khả thi, trừ khi họ đánh giá suy thoái dưới nhiều góc độ khác nhau, đồng thời tăng cường lợi nhuận cho danh mục đầu tư của mình. 

Từ đây, khi suy thoái nổ ra, theo bản năng thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu lo ngại về khả năng giảm giá cổ phiếu và ảnh hưởng đến mức lợi nhuận đầu tư. 

Trong khoảng thời gian này, các nhà đầu tư nên có những động thái như thế nào? Tuỳ vào mức độ chuyên sâu về thị trường mà mỗi nhà đàu tư sẽ có một cách nhìn nhận và phản ứng riêng. 

Trước hết, hãy lưu ý rằng thị trường giá xuống không có nghĩa rằng việc đạt được lợi nhuận là điều không thể. 

Có những trường hợp mà nhà đầu tư có thể tận dụng sự sụt giá của thị trường bằng cách bán khống cổ phiếu. Nói cách khác, các nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận khi giá cổ phiếu giảm và thua lỗ khi giá cổ phiếu tăng. 

Về bản chất, tổn thất do bán khống (nếu xét đến khía cạnh kỹ thuật) không thể đo lường được vì không có tiêu chuẩn cụ thể nào quy định về mức độ dao động của giá trị cổ phiếu. 

Tuy nhiên, chỉ những nhà đầu tư với nhiều kinh nghiệm mới thực thi chiến lược này bởi tính rủi ro cao của nó. 

Trong khi đó, một số nhà đầu tư xem suy thoái kinh tế là một thị trường giá đang thoái trào.  

Trong thời kỳ suy thoái, các nhà đầu tư nhất định sẽ tận dụng phương thức đầu cơ giá trị, khi họ đặc biệt chú trọng lúc giá cổ phiếu giảm và mua chúng với mức giá thấp hơn bình thường. 

Trên thực tế, các nhà đầu tư sử dụng chiến lược này đang tiến hành tận dụng tối đa thị trường giá xuống bằng cách mua cổ phiếu của các công ty hàng đầu với mức giá thấp hơn. 

Mặt khác, một số nhà đầu tư không có động thái gì rõ ràng trước tình trạng suy thoái kinh tế. Nhóm đầu tư này là các nhà đầu tư dài hạn – những người mua và nắm giữ vị thế trên thị trường một cách ổn định. Nguyên do là bởi họ tin rằng sự biến động tạm thời này sẽ tác động không lớn tới khoản đầu tư của mình. 

Dự Đoán 

Tính đến nay, GDP của Hoa Kỳ đã giảm với tốc độ hàng năm là 1.6% nếu tính trong quý đầu tiên, tiếp đến là 0.9% trong quý thứ hai của năm 2022. 

Dựa vào đó, nền kinh tế Hoa Kỳ đã đáp ứng được những điều kiện thông thường của một cuộc suy thoái.  

Tuy nhiên, thị trường việc làm chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững. Điều đó phần nào chứng tỏ rằng chu kỳ này khác với mọi chu kỳ sáu tháng, khi GDP nằm ở mức âm kể từ năm 1947. 

Cuối cùng, việc Hoa Kỳ có thực sự rơi vào suy thoái hay không vẫn chưa được xác nhận cho đến khi Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia chính thức tuyên bố. 

| Về Doo Prime        

Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi          

Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán          

Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFD toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa, Chỉ số Chứng khoán và Quỹ. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 60.000 khách hàng chuyên nghiệp, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.   

Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.             

Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.             

Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.             

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:            

Điện thoại:            

Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199            

Khu vực Châu Á: +852 3704 4241            

Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415              

Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539   

Email:           

Hỗ Trợ Kỹ Thuật: [email protected]             

Hỗ Trợ Khách Hàng: [email protected]      

Tuyên Bố Rủi Ro              

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.              

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.         

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm    

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.     

Tin Tức Thị TrườngIconBrandElement

article-thumbnail

2024-10-31 | Tin Tức Thị Trường

“Cuộc Chiến” Điện Toán Đám Mây Giữa Google và Microsoft 

Microsoft gần đây đã đưa ra những cáo buộc mạnh mẽ nhắm vào Google, cho rằng gã khổng lồ công nghệ này đang thực hiện các chiến dịch không lành mạnh

article-thumbnail

2024-10-30 | Tin Tức Thị Trường

Lý Do Intel “Hụt Hơi” Trong Cuộc Đua Với Nvidia 

Từng là công ty bán dẫn lớn nhất thế giới, thống trị toàn ngành chip, Intel hiện có quy mô chỉ bằng một phần ba mươi so với Nvidia theo vốn hóa thị trường

article-thumbnail

2024-10-29 | Tin Tức Thị Trường

Đồng Yên Lao Dốc, BoJ Khó Tăng Lãi Suất 

Tỷ giá đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng vào sáng ngày 28/10, khi liên minh cầm quyền của Nhật Bản mất đa số trong Quốc hội.

Tin Tức Thị TrườngIconBrandElement

Đồng Yên Lao Dốc, BoJ Khó Tăng Lãi Suất 

2024-10-29 | Tin Tức Thị Trường