2022 là năm mà nền kinh tế toàn cầu đã phải chứng kiến những thay đổi chưa từng có trong suốt một thế kỷ. Chính những chuỗi sự kiện quan trọng đó đã tác động đến sự biến động của cả thị trường tài chính. Đây cũng là cơ sở cho sự “thay da đổi thịt” của các nguyên lý đầu tư.
Người ta thường nói, chuyện gì rồi cũng sẽ phải diễn ra theo quy luật của nó.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là các nhà đầu tư vẫn có thể học hỏi từ quá khứ, đồng thời dự đoán được tương lai của thị trường tài chính thông qua việc xem xét, phân tích và thấu hiểu được diễn biến của các sự kiện kinh tế lớn.
Ngay bây giờ, mời quý bạn đọc cùng Doo Prime nhìn lại các sự kiện kinh tế lớn – nhân tố góp phần định hình thị trường vào năm 2022 (theo thứ tự ngẫu nhiên).
1. Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) Được Thông Qua
Năm 2012, 10 quốc gia ASEAN đã khởi động đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2022, RCEP đã được ký kết bởi 10 quốc gia ASEAN và 15 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022.
Việc RCEP đi vào hiệu lực đã tạo ra nhiều cơ hội tiềm năng trong việc tăng cường hợp tác khu vực, đồng thời mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực Đông Á. Theo đó, chúng tôi cho rằng, nội dung và các tác động chính của RCEP chủ yếu thể hiện trên 3 phương diện sau.
- Giảm Thuế Đáng Kể:
RCEP sẽ loại bỏ thuế quan cùng các rào cản đối với nhiều loại hàng hóa giao dịch, với mục tiêu khiến hơn 90% tổng số sản phẩm sở hữu mức thuế bằng 0. Việc cắt giảm thuế quan về mức tối thiểu, đồng thời thúc đẩy thương mại nội khối giúp các nước nhanh chóng phục hồi kinh tế sau cơn đại dịch.
Ngoài ra, việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ khiến thị trường sở hữu nhiều lựa chọn phong phú hơn, đồng thời nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng cũng sẽ được đáp ứng. Đặc biệt, với vai trò là đối tác thương mại số một của ASEAN, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực cũng sẽ được tăng cường.
- Thúc Đẩy Thương Mại và Công Nghiệp Hóa Trong Toàn Khu Vực:
Một số quốc gia trong ASEAN hiện vẫn sở hữu nền tảng công nghiệp tương đối yếu. Bên cạnh đó, những khu vực vẫn đang phải đối mặt với mật độ dân số cao, với nhu cầu giải quyết các vấn đề về việc làm và sinh kế khá lớn.
Thông qua việc tham gia vào quá trình phát triển kinh tế trong khu vực, các quốc gia trong khối ASEAN sở hữu thêm nhiều tiềm năng phát triển các nền tảng công nghiệp của mình, đồng thời thúc đẩy quy trình công nghiệp hoá và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân.
- Hiệp Định Thương Mại Tự Do Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc (FTA):
Trong khuôn khổ của RCEP, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt được sự hợp tác toàn diện về thương mại tự do. Dựa trên Hiệp định RCEP vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể đạt được sự đồng thuận cao hơn nữa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc. Đây cũng chính là nền tảng giúp các quốc gia tiến xa hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế, cũng như là hàng rào giúp các quốc gia liên quan thoát khỏi các xung đột trong nước và trong nội bộ.
2. Chiến Tranh Nga-Ukraine
Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, chiến tranh Nga-Ukraine chính thức nổ ra. Sự kiện này đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế và được thể hiện rõ ràng nhất qua 3 khía cạnh dưới đây:
- Khủng Hoảng Năng Lượng:
Trước lo ngại Nga sẽ cắt nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu, giá trị của các sản phẩm năng lượng như khí đốt, dầu mỏ tăng mạnh trước thềm chiến tranh Nga-Ukraine. Trên thực tế, điều này đã gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, từ đó đẩy chi phí vận tải và giá lương thực tăng cao. Tất cả những nhân tố trên cuối cùng đã gây ra tình trạng lạm phát chạm đến mức đỉnh điểm ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Mức Lạm Phát Cao Hơn:
Ukraine – vựa lúa mì của châu Âu, chiếm hơn 10% tỷ trọng xuất khẩu ngô và lúa mì trên toàn cầu. Có thể nói, xung đột giữa Nga-Ukraine đã khiến mức xuất khẩu nông sản của Ukraine giảm, với giá được đẩy lên mức cao. Đồng thời, giá trị năng lượng cũng nằm ở mức cao, cuối cùng gây ra mức lạm phát cao kỷ lục ở nhiều nước châu Âu.
- Đồng Euro Suy Yếu:
Sự bùng nổ của cuộc chiến đã dẫn đến nhiều bất ổn ngay trong khu vực, tiêu biểu phải kể đến sự kiện rút vốn khỏi châu Âu của các nhà đầu tư, với mong muốn tìm được một nơi trú ẩn an toàn hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến đồng euro suy yếu, với mức giảm 10% so với đồng đô la Mỹ tính đến thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, cuộc chiến hiện tại giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Liệu rằng đây có phải là nhân tố làm chậm tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu vào năm 2023 sắp tới?
3. Đại Dịch Covid-19 Vẫn Chưa Đi Đến Hồi Kết
Đại dịch Covid-19 hiện đã bước sang năm thứ ba kể từ khi chính thức bùng phát. Vào đầu năm nay, chủng đột biến Omicron bắt đầu hoành hành tại nhiều khu vực trên thế giới. Mọi dấu hiệu dường như đều cho thấy thế giới vẫn đang trong cơn khốn đốn bởi đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, vào tháng 9, với việc số ca mắc mới trong tuần và số ca tử vong đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, thế giới đang trong thời điểm thích hợp nhất để chính thức đặt dấu chấm hết cho đại dịch Covid-19.
Như vậy, nền kinh tế thế giới sẽ ít chịu tác động bởi đại dịch trong năm tới – khi các quốc gia chung tay nới lỏng dần các hạn chế hoặc phong toả liên quan.
4. Các Đợt Tăng Lãi Suất Mạnh Mẽ Từ Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed)
Nhằm kiềm chế mức lạm phát cao kỷ lục tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 3 năm 2022, kéo theo sau đó là mức tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 5. Kể từ tháng 6, Fed đã tăng lãi suất lên mức 75 điểm cơ bản, sau đó duy trì mức tăng 75 điểm cơ bản trong suốt thời gian qua.
Kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang khởi động các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ, chứng khoán Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn thoái trào khi liên tục phải đương đầu với thị trường giá xuống. Kể từ đầu năm đến nay, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đều lao dốc thảm hại. Theo ghi nhận của chúng tôi vào thời điểm viết bài, chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đã giảm lần lượt 9.36%, 20.19% và 33.01% chỉ trong năm nay.
Bất chấp sự suy giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang vẫn duy trì lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến hiện tại. Nhằm kiềm chế lạm phát, Fed đã rất cứng rắn và mạnh tay trong các quyết định tăng lãi suất.
Cùng lúc đó, thị trường hiện đang kỳ vọng Fed có thể giảm dần tốc độ tăng lãi suất trong năm tới.
Điều đó cũng cho thấy rằng, nếu thị trường chứng khoán Hoa Kỳ muốn thoát khỏi thị trường giá xuống trong thời điểm hiện tại, chúng ta cần Fed đảo ngược ngay chính sách tiền tệ.
5. Sự Tăng Trưởng GDP Nhanh Chóng Của Việt Nam
Nếu như châu Âu và châu Mỹ đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế trên diện rộng, Trung Quốc đang đương đầu với mức tăng trưởng GDP chững lại, thì tại Việt Nam, mức tăng trưởng kinh tế đang tăng một cách khả quan.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt ngưỡng 13.7% trong quý 3 năm nay và dự kiến đạt mức 8% xuyên suốt trong năm. Như vậy, Việt Nam chính thức trở thành nền kinh tế với mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Đông Nam Á trong năm nay.
Sự tăng trưởng GDP của Việt Nam được cho là nhờ vào 2 nguyên nhân chính.
- Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Lý Tưởng:
Nhằm kích thích thương mại, xuất khẩu và đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trong tiến trình xây dựng nhà máy, Chính phủ Việt Nam đã liên tục đưa các chính sách giảm thuế vào hoạt động. Chính điều này đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, trong suốt những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã rót vốn đầu tư vào việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Hiện mức đầu tư của chính phủ Việt Nam cho hệ thống cơ sở hạ tầng đã chiếm 6% tổng GDP. Ngược lại, mức đầu tư của các nước Đông Nam Á khác chỉ rơi vào khoảng 2.3%, thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Chính vì thế, Việt Nam được các doanh nghiệp nước ngoài yêu thích hơn để đầu tư hệ thống nhà máy xây dựng.
- Nhân Khẩu Học:
Khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát vào năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát dịch tương đối tốt, từ đó tạo môi trường giao dịch an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, sự xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ (Trung-Mỹ) và chi phí lao động tăng cao từ phía Trung Quốc đã khiến càng nhiều ngành sản xuất cấp thấp chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam – nơi có chi phí rẻ hơn.
Với hơn một nửa dân số dưới 35 tuổi, lợi tức nhân khẩu học của Việt Nam sở hữu nhiều ưu thế trong việc tiếp nhận năng lực sản xuất cấp thấp từ phía Trung Quốc.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng đang phải đương đầu với các nhà máy sản xuất cấp thấp từ Trung Quốc chuyển sang. Điều này làm dấy lên nhiều đồn đoán trên thị trường rằng Việt Nam đang có khả năng thách thức vị thế cường quốc sản xuất của Trung Quốc.
Nói đi cũng phải nói lại, bản thân Việt Nam có diện tích và dân số tương đối nhỏ nên việc đảm đương toàn bộ các khâu sản xuất như Trung Quốc dường như là không thể.
Đồng thời, phía Trung Quốc cũng đang có ý định nâng cấp ngành sản xuất để từ đó thoát khỏi sự phụ thuộc vào các quốc gia khác trong những mảng sản xuất chuyên sâu.
Cuối cùng, sự phát triển kinh tế giữa hai quốc gia đang đạt đến những bước tiến mới. Chính vì thế, nhiều khả năng Trung Quốc và Việt Nam sẽ hình thành một khối liên minh hợp tác thay vì cạnh tranh trực tiếp như nhiều người đồn đoán.
6. Vụ Ám Sát Của Shinzo Abe & Sự Sụp Đổ Của Đồng Yên
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe qua đời vào ngày 8 tháng 7 năm 2022 sau một vụ ám sát bởi một tay súng khi đang phát biểu trên đường phố. Kẻ ám sát tin rằng Cựu Thủ tướng Abe có mối liên hệ với Nhà thờ Thống Nhất – nhóm tôn giáo bị nghi ngờ gây ra sự phá sản của mẹ tên này.
Vụ ám sát Cựu Thủ tướng không phải là bất hạnh duy nhất mà Nhật Bản phải đối mặt trong năm nay. Khi Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế tình trạng lạm phát đang diễn ra hiện tại, tỷ giá hối đoái của đồng yên so với đồng đô la đã giảm mạnh. Điều đó cho thấy, một số quỹ phòng hộ toàn cầu xem việc bán khống đồng yên là chiến lược giao dịch tốt nhất trong năm.
Sự lao dốc của đồng Yên lao dốc đã khiến Nhật Bản đối mặt với nhiều thách thức:
- Giá Năng Lượng Nhập Khẩu Đang Tăng Nhanh:
Là một quốc đảo với nguồn tài nguyên hạn chế, Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu từ bên ngoài, đặc biệt là dầu thô – vốn được xem là một nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, trong năm nay, giá dầu thô đã tăng vọt do ảnh hưởng từ cuộc chiến giữa Nga-Ukraine, cũng như thực tế rằng dầu thô thường được tính bằng đồng đô la Mỹ.
Chính sự suy giảm trong tỷ giá hối đoái của đồng yên Nhật so với đồng đô la Mỹ đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong mức chi tiêu của Nhật Bản khi mua dầu và giá dầu nói chung, từ đó dẫn đến mức lạm phát cao hơn trong nước.
- Suy Giảm Nhu Cầu Tiêu Dùng Trong Nước:
Trong những năm gần đây, xã hội Nhật Bản đang ở trong tình trạng “giảm khao khát”, với mức lạm phát đẩy giá hàng hóa trong nước lên cao. Đồng thời, mức độ sẵn sàng tiêu dùng của Nhật Bản đang giảm sâu, từ đó gây sự suy giảm trong nhu cầu của người tiêu dùng.
- Dòng Vốn Tháo Chạy, Làm Suy Giảm Vị Thế Của Đồng Yên Trên Trường Quốc Tế:
Trước hết, với tư cách là quốc gia thương mại chủ chốt, Nhật Bản sở hữu mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Do đó, sự biến động dữ dội về tỷ giá hối đoái của đồng yên đương nhiên không hề có lợi cho mối quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và các quốc gia khác.
Điều này đã dẫn đến sự suy giảm về khối lượng giao dịch của đồng yên, từ đó khiến các quốc gia giảm vị thế dự trữ đồng yên, đồng thời làm giảm vị thế trên trường quốc tế đồng tiền tệ này.
Bài toán khó của Nhật Bản hiện tại là liệu Ngân hàng Nhật Bản có nên đi theo định hướng tăng tốc độ lãi suất như Châu Âu và Hoa Kỳ, từ đó làm tăng tỷ giá hối đoái của đồng yên và kiểm soát sự mất giá của tỷ giá hối đoái hay không.
Tuy nhiên, nếu bắt đầu tăng lãi suất thì nền kinh tế cũng sẽ bị kìm hãm. Đó là còn chưa kể đến việc chính phủ Nhật Bản đang gánh trên vai một khoản nợ khá lớn, khi tỷ lệ nợ trên GDP luôn duy trì ở mức hơn 200% vào quanh năm.
Như vậy, việc tăng lãi suất sẽ góp phần gây ra sự khủng hoảng tài chính cho phía chính phủ.
Theo đó, thị trường vẫn đang giữ niềm tin rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể không tác động vào mức lãi suất trong tương lai gần.
Trong thời điểm hiện tại, thế giới đang tràn ngập với các sự kiện mang tính bùng nổ. Chúng đóng vai trò là dòng chảy của thời đại, góp phần thúc đẩy tâm lý thị trường trong một chu kỳ mới.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp, phân tích và đưa ra đánh giá về thị trường trong “Nhìn lại thị trường năm 2022: Các sự kiện kinh tế toàn cầu (II)” sắp tới. Hẹn gặp lại quý bạn đọc trong kỳ 2 của bài viết!
| Về Doo Prime
Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi
Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán
Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFDs toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa và Chỉ số Chứng khoán. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 90.000 khách hàng, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.
Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.
Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.
Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:
Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199
Khu vực Châu Á: +852 3704 4241
Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415
Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539
Email:
Hỗ Trợ Kỹ Thuật: [email protected]
Hỗ Trợ Khách Hàng: [email protected]
Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo
Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.
Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.
Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.
Tuyên Bố Rủi Ro
Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.