Cuộc Cách Mạng Về Chip AI: Phân Tích Các Chip AI Hàng Đầu Trên Thị Trường 

2023-03-16 | AI Bán Dẫn ,Chip AI ,Đầu Tư Bán Dẫn ,Thông Tin Thị Trường ,Tin Mới Nhất ,Tin Nổi Bật

Sự bùng nổ gần đây của ứng dụng ChatGPT đã khiến giới đầu tư đổ dồn sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Cùng với sự biến động trong tâm lý thị trường, các cổ phiếu liên quan đến AI đều đồng loạt tăng giá. 

Tuy nhiên, như đã đề cập trong bài viết “Đón Đầu Xu Thế Từ Sự Thành Công Của ChatGPT: Cẩm Nang Cho Nhà Đầu Tư”, ngành công nghiệp đang bùng nổ AI vẫn sở hữu những nguy cơ thụt lùi nhất định. 

Mặc dù vậy, các công cụ và sản phẩm hỗ trợ cơ bản của ngành công nghệ mới nổi này hiện đang được trang bị tiên tiến hơn nhằm đương đầu với các chu kỳ biến động (nếu có) của thị trường. 

Chúng ta vẫn chưa nắm chắc được liệu thành công sẽ “gọi tên” công ty AI nào trên thị trường. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể chắc chắn là việc ngành công nghiệp chip đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của AI, và rằng các công ty trong lĩnh vực này có khả năng thu được lợi nhuận khá ổn định. 

Có thể nói, sự bùng nổ gần đây trong ngành công nghiệp AI đã làm gia tăng sự chú ý của cộng đồng đến ngành công nghiệp chip. 

Tuy nhiên, bản thân ngành công nghiệp chip vốn dĩ rất phức tạp và rất ít nhà đầu tư sở hữu vốn hiểu biết toàn diện trên phương diện này, đặc biệt là những con chip được thiết kế riêng biệt cho nhu cầu của ngành AI.  

Ngoài ra, không phải tất cả con chip đều phù hợp với các ứng dụng AI, bởi lẽ chính AI cũng sở hữu các yêu cầu cụ thể đối với chip xử lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc cung cấp hiểu biết toàn diện về ngành công nghiệp chip AI, cũng như trang bị cho cộng đồng đầu tư nền tảng kiến thức cần thiết nhằm tận dụng cho các cơ hội tiềm năng trên thị trường. 

Vai Trò Của Chip AI Trong Việc Thúc Đẩy Trí Tuệ Nhân Tạo 

Ngành công nghiệp chip bán dẫn từ lâu đã xem sự xuất hiện của các sản phẩm công nghệ đột phá là cơ hội để mở ra thời kỳ tăng trưởng vàng. Ví dụ, máy tính cá nhân đã trở nên phổ biến vào những năm 1990, dẫn đầu sự phát triển của các ngành liên quan đến lĩnh vực công nghiệp chip máy tính. 

Trong thế kỷ 21, điện thoại thông minh nhanh chóng chiếm ưu thế và trở thành sản phẩm thế hệ mới, với khả năng thay đổi toàn cảnh bức tranh về công nghệ lúc bấy giờ. Hiện tại, sự xuất hiện của ChatGPT đã chứng minh rằng trí tuệ nhân tạo đang sẵn sàng để tiếp bước điện thoại thông minh, từ đó mở ra một kỷ nguyên phát triển hoàn toàn mới cho ngành công nghiệp chip bán dẫn. 

Để hiểu hơn về các loại chip trí tuệ nhân tạo thiết yếu cho AI, trước tiên chúng ta phải nắm được vai trò cốt lõi của nó. 

Trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc mô phỏng bộ não con người thông qua các mạng thần kinh – vốn đòi hỏi học máy. Học máy bao gồm hai khía cạnh quan trọng: đào tạo và suy luận – hai nhiệm vụ mà chip AI phải đảm nhận. 

Chip Đào Tạo: 

Trong một buổi đào tạo cho mô hình mạng thần kinh sâu phức tạp, một lượng lớn dữ liệu sẽ được nhập vào cùng một loạt các thao tác liên quan.  Quá trình này đòi hỏi một khối lượng lớn các tính toán, cũng như đặt ra yêu cầu cao đối với hiệu suất và tiến độ tính toán của chip nhằm hoàn thành các nhiệm vụ tiếp thu khác nhau. 

Chip Suy Luận: 

Suy luận liên quan đến việc sử dụng mô hình mạng thần kinh được đào tạo kể trên nhằm đưa ra kết luận dựa trên hệ thống dữ liệu đầu vào mới. Quá trình trên cũng tương tự với việc làm bài kiểm tra sau khi đã được học trên lớp. Theo đó, mô hình hiện có được sử dụng để rút ra những suy luận mới từ hệ thống dữ liệu mới. 

Tóm lại, chip đào tạo ưu tiên sức mạnh số học tuyệt đối, tức là công ty nào sở hữu loại chip mạnh hơn sẽ sở hữu nhiều lợi thế trong việc chiếm lĩnh thị trường hơn. 

Mặt khác, chip suy luận sẽ tiến hành xem xét một số yếu tố, trong đó có công suất số học, độ trễ và chi phí. Chính vì thế, mà ngoài sức mạnh tính toán ban đầu, các yếu tố khác cũng cần được cân nhắc.  

Khi nhắc đến chip đào tạo, với trọng tâm là sức mạnh số học tuyệt đối, thì ta hiểu rằng công ty sở hữu con chip mạnh hơn về sức mạnh số học nhiều khả năng sẽ chiếm ưu thế. 

NVIDIA đã phát minh ra GPU vào năm 1999 và trong hai thập kỷ vừa qua, sức mạnh số học của chip GPU liên tục được cập nhật và cải tiến. Do đó, việc GPU của NVIDIA dẫn đầu trên phương diện chip đào tạo là không phải bàn cãi. Và chúng ta cũng không quá bất ngờ khi giá cổ phiếu của công ty này cũng đã tăng đáng kể hơn 50% từ đầu năm đến nay nhờ vào sự phổ biến ngày càng tăng cao của ngành công nghiệp AI. 

Khác với chip đào tạo, sự cạnh tranh giữa chip suy luận có phần khốc liệt hơn. Như đã đề cập, ngoài sức mạnh tính toán ban đầu, những con chip trên cũng cần xem xét nhiều yếu tố khác. Chính vì thế, sự thống trị trên phương diện này không chỉ dựa vào việc công ty nào đang nắm giữ con chip mạnh nhất.  

Mặc dù NVIDIA cũng nắm giữ một lượng thị phần đáng kể trong lĩnh vực chip suy luận, nhưng công ty này vẫn chưa thiết lập được vị trí thống trị giới chip suy luận như trong lĩnh vực chip đào tạo. Đáng chú ý, các nhà sản xuất lớn khác trên thế giới như Google, Microsoft, Amazon, Baidu, Ali và Tencent cũng có mặt trên thị trường chip suy luận. 

Khám Phá Định Hướng Của Chip AI Để Đảm Nhận Các Yêu Cầu Phù Hợp 

Dựa vào những gì nêu trên, chip AI phải thực hiện cả nhiệm vụ liên quan đến đào tạo và suy luận. Từ đây, vấn đề được đặt ra là, loại chip nào có khả năng xử lý những nhiệm vụ đó? Để giải đáp cho câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại AI chip đang có trên thị trường để xem đâu là loại chip thích hợp để đảm nhiệm các yêu cầu liên quan. 

1)GPU: 

Sự ra đời của GPU, hay còn gọi là Graphics Processing Unit (Bộ Xử Lý Đồ Hoạ), gắn liền với sự phát triển của máy tính hiện đại và các ngành công nghiệp liên quan. Mặc dù CPU đóng vai trò là bộ não của máy tính, nhưng con chip này cũng thực hiện các nhiệm vụ khác như đọc bộ nhớ, phân tích lệnh và nhảy nhánh. 

Khi nhiệm vụ tính toán dữ liệu chứa càng nhiều sức ép, nhu cầu về một đơn vị chuyên biệt với khả năng thực hiện các tính toán đặc biệt cho công việc hiển thị đồ họa, kết xuất hình ảnh và các nhiệm vụ đòi hỏi tính toán cấp cao cũng theo đó xuất hiện. 

Do đó, GPU được tạo ra để tăng cường sức mạnh tính toán, đồng thời giảm áp lực cho CPU. Với khả năng tính toán vô cùng vượt trội, GPU đã trở thành một “mảnh ghép” không thể thiếu của AI, một ngành công nghiệp đòi hỏi khả năng tính toán chuyên sâu. 

Xét trên khía cạnh đào tạo học tập chuyên sâu của AI, GPU chính là lựa chọn phù hợp. Trên cơ sở đó, NVIDIA đã thiết lập vị trí thống trị trong thị trường đồ họa độc lập với thị phần khoảng 70%. 

2)FPGA: 

FPGA (Field Programmable Gate Array) là một thiết bị logic có khả năng lập trình lý tưởng cho quá trình phân tích đa hướng dẫn, và đặc biệt phù hợp cho giai đoạn suy luận của AI. Nhờ vào tính linh hoạt và hiệu quả của chúng, FPGA có khả năng đạt được hiệu quả cao hơn cùng mức chi phí tối ưu hơn trong suốt giai đoạn suy luận. Đây chính là lý do tại sao các công ty công nghệ lớn đang triển khai FPGA dựa trên nền tảng đám mây. 

3)ASIC: 

ASIC (Application Specific Integrated Circuits) là chip tùy chỉnh được thiết kế riêng cho nhu cầu người dùng cụ thể, giúp mang lại hiệu suất cao hơn, kích thước nhỏ hơn, mức tiêu thụ điện năng thấp hơn, chi phí thấp hơn cùng độ tin cậy cao hơn khi tiến hành sản xuất hàng loạt. 

Mặc dù sở hữu lợi thế về mức tiêu thụ điện năng, độ tin cậy và tích hợp, nhưng thiết kế mạch của ASIC cần phải được tùy chỉnh. Đó là chưa kể đến việc chu kỳ phát triển dài cùng các chức năng khó mở rộng. Với hệ thống đặc điểm trên, ASIC phù hợp cho các ứng dụng di động đòi hỏi hiệu suất cao và mức tiêu thụ điện năng thấp. 

Trong ngắn hạn, GPU sẽ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành chip AI và theo đó, giá cổ phiếu của Nvidia vẫn sẽ có một ngưỡng hỗ trợ nhất định. Nói cách khác, cho đến khi nào mà ngành AI còn giữ được “sức nóng”, thì vị trí của Nvidia là “bất khả chiến bại” thông qua hệ thống hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến AI. 

FPGA cũng sở hữu tiềm năng phát triển nhờ vào tính linh hoạt về cấu hình, tính thực tế trong việc thực hiện bước lặp trong ứng dụng một cách nhanh chóng và mức tiêu thụ điện năng thấp hơn so với GPU. Chính điều này giúp các công ty cắt giảm được chi phí trong suốt quá trình nghiên cứu và phát triển thông qua chip FPGA một cách hiệu quả, từ đó khiến cho quá trình chuyển đổi sản phẩm diễn ra một cách suôn sẻ. Hiện tại, Intel và Ceres đã triển khai chip FPGA nhằm mục đích đào tạo, trong khi Amazon, Microsoft, Baidu, Ali và Tencent đã tiến hành triển khai chip FPGA nhằm vào mục đích suy luận. 

Về lâu dài, mỗi trong số ba hướng đi về công nghệ – GPU, FPGA và ASIC – đều sở hữu thế mạnh riêng và tương lai của GPU chắc hẳn sẽ liên quan nhiều đến khả năng tính toán đầy mạnh mẽ, nhưng cũng không kém phần phức tạp của mình. 

Nhờ vào tính linh hoạt mà FPGA phù hợp để đáp ứng mọi nhu cầu thay đổi nhanh chóng trong ngành. 

Trong thời điểm hiện tại, mặc dù ASIC ít được sử dụng phổ biến hơn so với GPU hay FPGA, nhưng về lâu dài loại chip này sẽ ngày càng trở nên phù hợp với ngành công nghiệp AI. Nhờ vào tính hiệu suất cao và mức tiêu thụ điện năng thấp, ASIC có thể được tùy chỉnh để tối ưu hóa nhiều thuật toán AI cho các môi trường khác nhau. 

Với những tiến bộ vượt trội hơn nữa trong tương lai, ASIC được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trên thị trường trong cả hai nhiệm vụ thông thường của AI: đào tạo và suy luận. 

Tương Lai Của Chip AI: Các Công Ty Dẫn Đầu Xu Thế Cho Công Nghệ Chip AI  

Như vậy, chúng ta đã xác định được đâu là loại chip cần thiết cho ngành công nghiệp AI. Trên cơ sở đó, hãy cùng tìm hiểu công ty AI nào hiện tại xứng đáng để được giới đầu tư dành sự quan tâm đặc biệt trên thị trường hiện nay.  

Hiện tại, Nvidia đang thống trị thị trường GPU nhờ lợi thế ưu việt về số học so với các đối thủ. Lợi thế này đã tạo ra tâm lý dè chừng đối với các công ty khác, khiến họ khó lòng cạnh tranh với Nvidia trong một thời gian ngắn. 

Bởi lẽ đó, rất khó để đối thủ xứng tầm với Nvidia xuất hiện và giành thị phần với công ty này trong tương lai gần. 

Ngược lại, tuy nắm giữ vị trí số 2 trên thị trường GPU, nhưng AMD vẫn không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hiệu năng đồ hoạ rời của Nvidia. Nhận thức được điều này, AMD đã tập trung vào chiến lược tối ưu hoá chi phí nhằm “thăng hạng” trên thị trường GPU. 

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của mình, AMD vẫn khó có khả năng gây ra mối đe dọa nào đáng kể đối với thị phần của Nvidia trong ngắn hạn. Nhìn chung, sự thống trị của Nvidia trên thị trường GPU toàn cầu đã góp phần tạo nên thành công ổn định và lâu dài cho giá cổ phiếu của hãng. 

Vị trí thống trị của NVIDIA trên thị trường GPU cũng được phản ánh trong báo cáo thu nhập mới nhất của công ty này. Theo đó, hoạt động kinh doanh trung tâm dữ liệu của công ty đã có mức tăng trưởng vượt bậc, với 41% so với cùng kỳ năm ngoái, tạo ra tổng doanh thu kỷ lục lên đến 15.01 tỷ USD. Sự tăng trưởng này phần nào được thúc đẩy bởi H100 – sản phẩm chủ lực thế hệ mới của hãng. 

Bất chấp những ưu thế đầy ấn tượng của con chip A100 thuộc “nhà” Nvidia, với khả năng cung cấp năng lượng cho ChatGPT nhanh hơn 9 lần so với H100 về tốc độ đào tạo và nhanh hơn 30 lần về tốc độ suy luận, H100 đã “vượt mặt” A100 trên phương diện doanh thu. 

Điều này đã cho thấy vị trí không thể thay thế được của Nvidia với tư cách là nhà cung cấp công nghệ tiên tiến hàng đầu, cũng như khả năng trở thành “đầu tàu” trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong ngành AI. Trên cơ sở đó, ngay cả khi các con chip mới hơn được phát triển, Nvidia vẫn sẽ là hãng dẫn đầu làn sóng nâng cấp thế hệ các con chip mới.  

Xilinx, với trụ sở đặt tại Hoa Kỳ đã thống lĩnh thị trường FPGA trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, việc AMD mua lại Xilinx vào tháng 2 năm ngoái, cộng hưởng với thực tế AMD trở thành công ty lớn thứ hai về chip GPU sau Nvidia đã khiến hiệu suất giá cổ phiếu của hãng này đáng được giới đầu tư lưu tâm đến. Phải chăng đây là một dấu hiệu cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong thị trường FPGA và hiệu suất trong tương lai của AMD? 

Trong báo cáo thu nhập mới nhất của mình, AMD đã công bố doanh thu trong năm là 23.601 tỷ USD vào năm 2022, tăng 44% so với năm trước đó. 

Giám đốc điều hành của AMD, Lisa Su, tuyên bố ”Năm 2022 là một năm tăng trưởng mạnh mẽ của AMD. Điều này là nhờ vào việc chiến lược mua lại Xilinx, sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh, cũng như sự củng cố của mô hình tài chính. 

Bất chấp sự phức tạp về nhu cầu, AMD tự tin vào khả năng gia tăng thị phần, để từ đó, hướng đến việc tăng trưởng dài hạn trong năm 2023 dựa trên danh mục sản phẩm đầy khác biệt của mình.” 

Điều này cho thấy AMD đã sẵn sàng để tiếp nối chuỗi thành công trong năm vừa qua và trở thành mối đe doạ trực tiếp với Xilinx và các công ty khác trên thị trường FPGA. 

Trong khi thị trường GPU và FPGA đã thiết lập cho mình những “đế chế” thống trị thì thị trường ASIC cho AI vẫn chưa hình thành được một mô hình thống nhất. Các công ty như Google, Amazon và Qualcomm đã bắt đầu thiết kế ASIC chuyên dụng cho các ứng dụng AI của riêng mình. 

Đặc biệt, Google hiện đang có sở hữu nhiều tiềm năng đặc biệt thông qua dự án Bard – ra đời với mục đích cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT. Nếu Bard được ra mắt thành công và đón nhận một cách nồng nhiệt, ứng dụng này có thể sẽ mang lại lợi ích cho TPU (Tensor Processing Unit) của Google và từ đó, dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu của Google. 

Điều này đã cho thấy tiềm năng phát triển và đổi mới trên thị trường chip ASIC, trong bối cảnh các công ty tiếp tục khám phá những phương thức mới để tối ưu hóa hiệu suất AI. 

Trong thời điểm hiện tại, sự “lên hương” ngắn hạn trong cổ phiếu của các công ty chip AI phụ thuộc phần lớn vào việc cho ra mắt các ứng dụng với mức độ đột phá cao, đi kèm với việc tận dụng các con chip nhằm cung cấp năng lượng cho những ứng dụng kể trên.  

Trên thực tế, Nvidia đã thúc đẩy sự thành công của ChatGPT và sở hữu vị trí vững chắc trong lĩnh vực chip GPU. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi xem chip của công ty nào sẽ cung cấp năng lượng cho một ứng dụng tương tự với ChatGPT trong thời gian tới. 

Nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, các nhà đầu tư nên tập trung vào các công ty liên quan đến lĩnh vực chip ASIC, cũng như chờ đợi sự xuất hiện của một “siêu phẩm” tiếp theo. Đây có thể sẽ là bước chuyển mình mang đến cơ hội phát triển và đổi mới bậc nhất trong ngành công nghiệp chip AI.  

| Về Doo Prime                

Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi                  

Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán                  

Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFDs toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa và Chỉ số Chứng khoán. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 90.000 khách hàng, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.               

Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.                     

Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.                     

Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.                     

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:                    

Điện thoại:                    

Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199                    

Khu vực Châu Á: +852 3704 4241                    

Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415                      

Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539           

Email:                   

Hỗ Trợ Kỹ Thuật: [email protected]                     

Hỗ Trợ Khách Hàng: [email protected]              

Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo                    

Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.                    

Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro  và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.                    

Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.                    

Tuyên Bố Rủi Ro                      

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.                      

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.                 

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm            

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào. 

Tin Tức Thị TrườngIconBrandElement

article-thumbnail

2024-08-16 | Tin Tức Thị Trường

Quỹ Phòng Hộ Nâng Vị Thế Bán Đồng Yên 

Giao dịch carry-trade, vốn đã làm thị trường chao đảo gần đây, có thể đang quay trở lại khi các quỹ phòng hộ tăng cường vị thế bán dành cho đồng Yên. 

article-thumbnail

2024-08-15 | Tin Tức Thị Trường

Diễn Biến USD/JPY Và Các Dữ Liệu Kinh Tế 

Chỉ số USD vẫn giao dịch ở mức thấp nhất 5 tháng. Trong khi đó, Yên giao dịch bình ổn xung quanh mốc 147,4 sau dữ liệu cho thấy tăng trưởng.

article-thumbnail

2024-08-14 | Tin Tức Thị Trường

Mỹ Xem Xét Chia Tách Google 

Bộ Tư Pháp Mỹ đang xem xét việc chia tách Google (GOOG) của Alphabet sau phán quyết độc quyền thị trường tìm kiếm vào tuần trước.

Tin Tức Thị TrườngIconBrandElement

Quỹ Phòng Hộ Nâng Vị Thế Bán Đồng Yên 

2024-08-16 | Tin Tức Thị Trường

Diễn Biến USD/JPY Và Các Dữ Liệu Kinh Tế 

2024-08-15 | Tin Tức Thị Trường

Mỹ Xem Xét Chia Tách Google 

2024-08-14 | Tin Tức Thị Trường